Danh mục

Siết chặt đầu tư công: Cảnh báo phản ứng dây chuyền Nghiêm túc thực hiện

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Siết chặt đầu tư công: Cảnh báo phản ứng dây chuyền Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, bên cạnh việc tiết giảm chi tiêu hành chính, các bộ, ngành đã xác định cụ thể các công trình, dự án cần đình hoãn, giãn tiến độ trong năm 2011 nhằm đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách này về lâu dài sẽ có tác động dây chuyền, cần được các cơ quan nhà nước chủ động có phương án xử lý. Hàng loạt giải pháp kiềm chế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siết chặt đầu tư công: Cảnh báo phản ứng dây chuyền Nghiêm túc thực hiện Siết chặt đầu tư công: Cảnh báo phản ứng dây chuyền Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, bên cạnh việc tiết giảm chi tiêu hành chính, các bộ, ngành đã xác định cụ thể các công trình, dự án cần đình hoãn, giãn tiến độ trong năm 2011 nhằm đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách này về lâu dài sẽ có tác động dây chuyền, cần được các cơ quan nhà nước chủ động có phương án xử lý. Hàng loạt giải pháp kiềm chế lạm phát... Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, trước khi triển khai NQ 11 của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2010, ngành GTVT đã chuẩn bị sẵn sàng phương án cho 1 năm cắt giảm mạnh đầu tư xây dựng. Năm 2011, Chính phủ đã giảm 50% vốn của các dự án trái phiếu CP. Với các dự án đã được phê duyệt, khả năng giải ngân của ngành GTVT lên tới 20 - 25 nghìn tỷ đồng trong năm 2011 nhưng Chính phủ chỉ bố trí 11 nghìn tỷ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc: Không cho ứng trước vốn và không điều chuyển vốn Năm nay, tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước gồm trái phiếu Chính phủ và ngân sách thường xuyên hàng năm là 152 ngàn tỷ đồng cộng với 45 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ giữ nguyên không cắt giảm. Chi cắt giảm đầu tư từ tín dụng Nhà nước 10% và giảm đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì tới đây sắp xếp lại các dự án đầu tư trên cơ sở lựa chọn dự án có hiệu quả. Chúng ta không cắt giảm nhưng không cho ứng trước vốn của năm 2012 và không cho điều chuyển vốn của 2010 sang 2011 thì đã giảm tới 51 nghìn tỷ so với kế hoạch. Về tín dụng doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ cắt giảm 10%. Hiện nay đã có 10 đoàn đi 8 vùng và 2 doanh nghiệp Nhà nước kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, kết quả cho thấy các đơn vị chấp hành rất nghiêm chỉnh. Cuối tháng 3 này, trong phiên họp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo lại kết quả sắp xếp lại đầu tư các bộ, ngành, địa phương và sau đó chúng tôi sẽ gửi báo cáo cho UBTV Quốc hội. Về câu hỏi làm thế nào để giảm đầu tư công thì hiện nay Chính phủ đang xây dựng một cơ sở pháp lý để chuyển đổi cơ cấu đầu tư. Sẽ mở rộng phương thức công tư kết hợp, tức là nhà nước và tư nhân cùng tham gia đầu tư để phát triển các công trình về cơ sở hạ tầng là chủ yếu. Chúng ta sẽ thu hẹp dần tổng đầu tư của nhà nước và tiến tới tư nhân sẽ tham gia đầu tư. Vì sao bây giờ chúng ta mới chuyển được, vì tư nhân chỉ đầu tư vào khi nào họ có thể thu hồi vốn. Khi nào dân ta có thu nhập cao hơn có thể chấp nhận được mức giá có thể hoàn vốn cho doanh nghiệp thì chúng ta mới mở rộng được phương thức này. Nam Anh Tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công, đặc biệt theo yêu cầu của NQ 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ GTVT đã triển khai chương trình cụ thể. Theo đó, các vụ chuyên ngành của Bộ phải kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn vật tư, thiết bị nhập khẩu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ, vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của DNNN, đồng thời thay thế tối đa bằng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước. Liên quan tới thực hiện chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị trong Ngành tạm dừng trang bị mới xe ôtô, mua sắm tài sản có giá trị lớn... Nhìn chung, đây cũng là những giải pháp cơ bản được các bộ, ngành khác thực hiện khi triển khai Nghị quyết 11. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Bộ GTVT chỉ đạo ưu tiên các dự án có thể hoàn thành trong năm 2011 và phát huy ngay tác dụng về kinh tế - xã hội. Bố trí vốn cho các dự án đang thực hiện có khả năng thuận lợi để đạt giải ngân cao. Còn lại, đình hoãn hoàn toàn các dự án chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư và khởi công dự án mới sử dụng vốn NSNN, trái phiếu CP. (Trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức). Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thuộc Bộ phải rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, giảm tối đa nhập khẩu... Là một trong những bộ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tổng mức đầu tư lớn, Bộ Xây dựng cũng nhanh chóng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện NQ 11. Theo đó, tập trung đẩy nhanh thi công và giải ngân vốn đầu tư đã bố trí cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp trong năm 2011; Đình hoãn, giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách và không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; chỉ khởi công các dự án mới đã rõ hiệu quả và bảo đảm được nguồn vốn để triển khai thực hiện. Tránh siết chặt quá mức cần thiết Liên quan tới việc thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua siết chặt đầu tư công, tại các phiên thảo luận tại hội trường kỳ họp cuối cùng QH khóa XII rất nhiều đại biểu Quốc hội đã cảnh báo Chính phủ về nguy cơ tác động dây chuyền. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền - Lâm Đồng cho rằng: “Giải pháp của Chính phủ nêu ra là đúng hướng nhưng khi điều hành phải hết sức linh hoạt. Cái cần đầu tư vẫn phải tiếp tục đầu tư. Bây giờ đang lạm phát thì chúng ta kiềm chế nhưng nếu chúng ta thắt chặt quá mức cần thiết thì chắc chắn sẽ gây ra suy giảm kinh tế”. Đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn - Đồng Tháp cũng yêu cầu phải rà rất nhanh tiếp tục dự án nào, đình hoãn dự án nào. “Tôi đề nghị công trình nào quan trọng thì làm trước, công trình nào đã đầu tư dở dang thì đầu tư tiếp tục cho hoàn thành”, đại biểu Nhơn nhấn mạnh. Dự án đường HCMđi qua tỉnh Đồng Tháp. ảnh: Phan Tư Liên quan tới việc đình hoãn các dự án, theo tìm hiểu của chúng tôi, lo ngại lớn nhất của các chủ đầu tư hiện nay là dự án đình trệ sẽ ảnh hưởng dây chuyền, hao hụt khối lượng đã thi công, nguy cơ phát sinh tổng mức đầu tư dự án. Các nhà thầu có dự án bị đình hoãn thì đối mặt với nguy cơ không còn nguồn thu, không trả nổi nợ ngân hàng. “Ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho chúng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: