Danh mục

SINH THIẾT HÚT KIM NHỎ MÀO TINH TRONG VÔ SINH NAM TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát và

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SINH THIẾT HÚT KIM NHỎ MÀO TINH TRONG VÔ SINH NAM TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát và kiểm định giả thuyết về sự hiện diện của tinh trùng ở mào tinh ở bệnh nhân vô sinh nam. Phương pháp: Hồi cứu 100 trường hợp vô sinh nam (từ 24 đến 43 tuổi) được làm FNA ở cả 2 mào tinh tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Bạch Mai từ tháng 06/2005 đến tháng 08/2006. Kết quả: Tinh trùng dương tính ở 69 bệnh nhân (69%) với 3 mức độ: dương tính nhẹ (+) 36,24%; dương tính vừa (++)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SINH THIẾT HÚT KIM NHỎ MÀO TINH TRONG VÔ SINH NAM TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát và SINH THIẾT HÚT KIM NHỎ MÀO TINH TRONG VÔ SINH NAM TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát và kiểm định giả thuyết về sự hiện diện của tinh trùng ở mào tinh ở bệnh nhân vô sinh nam. Phương pháp: Hồi cứu 100 trường hợp vô sinh nam (từ 24 đến 43 tuổi) được làm FNA ở cả 2 mào tinh tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Bạch Mai từ tháng 06/2005 đến tháng 08/2006. Kết quả: Tinh trùng dương tính ở 69 bệnh nhân (69%) với 3 mức độ: dương tính nhẹ (+) 36,24%; dương tính vừa (++) 17,40% và dương tính rõ (+++) 46,28%. Việc nhận định kết quả từ tế bào đồ và mối liên quan của chúng với việc điều trị đã được bàn luận. .ABSTRACT Objectives: To evaluate and verify the hypothesis of the presence of spermatozoa in the epimidymis of male infertility. Methods: Retrospective 100 cases (from 24 to 43 years old) of male infertility were examined by FNAB at both of two epididymis at Viet Duc and Bach Mai hospitals, from 06/2005 to 08/2006. Results: Spermatozoa were positive in 69 patients (69%) with 3 degrees: mild positive (+) in 36.24%; moderate positive (++) in 17.40% and marked positive (+++) in 46.28%. Interpretation of the results from the cytogram and their correlation with the treatment were discussed. ĐẶT VẤN ĐỀ Vô sinh nam đang là một vấn đề thời sự trong vô sinh nói chung ở Việt Nam, phần vì chất lượng cuộc sống ngày càng đòi hỏi được nâng cao, phần vì quan niệm về nguyên nhân vô sinh chủ yếu do phụ nữ đã thay đổi(7,11). Có nhiều cách đánh giá về lâm sàng, cận lâm sàng trong vô sinh nam(2,7,11,12), cả loại nguyên phát lẫn thứ phát song trong nhiều thập niên trước đây, khi kết quả xét nghiệm tinh dịch là vô tinh trùng, khả năng chữa bệnh thường được cho là thất bại. Thụ tinh nhân tạo với nhiều trẻ sơ sinh ra đời an toàn là một hướng giải quyết đáng khích lệ song tốn kém và về mặt tâm lý, xã hội, nếu tinh trùng dùng cho việc thụ tinh không phải của người chồng (dù được giữ kín theo pháp luật và đạo đức y học) việc đắn đo, cân nhắc thận trọng cả về phía cặp vô sinh lẫn thầy thuốc chữa bệnh cũng luôn được đặt ra. Cùng với Trần Quán Anh, Nguyễn V ượng và cộng sự đã làm tinh dịch đồ từ những năm 1964 và từ 1972 tới nay, đã chọc hút mào tinh, tinh hoàn cho nhiều người, song chủ yếu để chẩn đoán các loại viêm, u khác nhau ở mào tinh, tinh hoàn. Tại cuộc hội thảo về nam học ở trường Đại học Y Hà Nội năm 1995, ý tưởng của Nguyễn Vượng về chọc hút mào tinh bằng kim nhỏ để phát hiện tinh trùng trong vô sinh nam chưa được sự ủng hộ của các đồng nghiệp cả ở trong nước và nước ngoài. Phải mất 10 năm sau, việc chọc hút mào tinh và tinh hoàn trong vô sinh nam nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị mới được thực thi tại đơn vị nam học của bệnh viện Việt Đức do Trần Quán Anh phụ trách. Bởi vì việc chọc hút tinh hoàn đã được thực hiện từ năm 1966(10), chủ yếu để chẩn đoán ung thư song lại bị lãng quên trong nhiều năm và chỉ được ít tác giả lặp lại trong mấy năm gần đây(1,2,5,6) và việc chọc hút mào tinh vẫn rất ít được đề cập(3). Ý tưởng chọc hút mào tinh bằng kim nhỏ của chúng tôi dựa trên giả định: Vô tinh trùng trong tinh dịch không có nghĩa là tinh hoàn không sản xuất tinh trùng đặc biệt khi khối lượng tinh hoàn trong giới hạn bình thường, bệnh nhân không có tiền sử bệnh quai bị, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục làm viêm, teo tinh hoàn… nhưng rất có thể đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh đã có nơi bị tắc nghẽn, tinh trùng không thể đến tích tụ ở túi tinh được, từ đó, túi tinh không có tinh trùng lúc phóng tinh và đương nhiên, tinh dịch đồ sẽ âm tính với tinh trùng. Mào tinh có thể coi là kho hoặc trạm trung chuyển của tinh trùng. Nếu ở đây có tinh trùng, có nghĩa là đường vận chuyển có nơi bị ách tắc. Với các kỹ thuật hiện nay, có thể tìm nơi bị tắc để can thiệp phẫu thuật. Trường hợp tinh trùng âm tính trong mào tinh hoặc tinh hoàn viêm, teo…, chúng tôi sẽ chọc hút kim nhỏ ở tinh hoàn để xác định nơi đây còn có quá trình tạo tinh trùng hay không. Bởi vậy, ở đề tài này, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi mới ở mức rất khiêm tốn: “Chọc hút mào tinh ở những người vô sinh nam để xác định tế bào đồ đặc biệt khi tinh đồ dương tính” Việc tiếp tục can thiệp nội, ngoại khoa, theo dõi bệnh nhân kể cả với chọc hút kim nhỏ đối với tinh hoàn sẽ được lần lượt giới thiệu trong những công trình sẽ công bố trong tương lai gần (có tính chất hồi cứu lẫn tiến cứu). VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu Từ tháng 6/2005 đến tháng 8/2006, chúng tôi đã chọc hút bằng kim nhỏ 112 trường hợp mào tinh và 57 trường hợp tinh hoàn tại Trung tâm Nam học, bệnh viện Việt Đức. Trước khi làm thường quy, chúng tôi đã trình bày kỹ về lý thuyết theo tài liệu đã in(8), chuyển giao kỹ thuật qua làm mẫu một số trường hợp, hướng dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều: