Danh mục

SKKN: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.94 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phương pháp giải một bài tập Vật lí, từ đó các em có thể vận dụng một cách thành thạo và linh hoạt trong việc giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của bài tập, giúp các em nắm vững kiến thức trong quá trình học tập. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí –THCS”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINHPHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ - THCSa- Phần mở đầu. I. Lý do chọn đề tài. Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ mônnói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bêncạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của họcsinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phảiđược tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ýthức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tốiưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càngcần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉbiết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thứcvà kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập Vật lí thường là nhữngvấn đề không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lô gíc, bằngtính toán hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí, phương phápVật lí đã quy định trong chương trình học. Nhưng bài tập Vật lí lại là một khâuquan trọng trong quá trình dạy và học Vật lí. Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơbản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vàothực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tácdụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bàitập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều nàycũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làmbài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúngvào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động. Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí 8, 9nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giảicác bài tập Vật lí, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Vừa qua cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáodục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùngvới việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rấtlớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảngdạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nângcao rõ rệt Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hướng dẫnhọc sinh phương giải bài tập Vật Lý - THCS” nhằm giúp học sinh nắm chắcđược kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ dó nâng cao đượcchất lượng bộ môn Vật lí và biết vận dụng vào thực tế. II. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Việc dạy học Vật lí trong trường phổ thông hiện nay chưa phát huy đượchết vai trò của bài tập Vật lí trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Dạy học sinhgiải bài tập Vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ củangười giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh. Về vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả khácnhau dành cho học sinh, hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh rènluyện kĩ năng giải bài tập Vật lí, củng cố và nâng cao kiến thức Vật lí. Songnhìn chung thường ghép với các chủ đề cụ thể. Xuất phát từ tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Vật lí và giúp họcsinh có phương pháp kỹ năng giải bài tập Vật lí, từ đó nắm vững kiến thức đểvận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS” III. Mục đích nghiên cứu. Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phương pháp giải một bàitập Vật lí, từ đó các em có thể vận dụng một cách thành thạo và linh hoạt trongviệc giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của bài tập, giúp các em nắm vững kiếnthức trong quá trình học tập. IV. đối tượng - phạm vi - thời gian nghiên cứu . 1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp giải bài tập Vật lí. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với học sinh một số lớp ởkhối 8, 9 trường THCS Hoà Thạch - Quốc Oai - Hà Tây. 3. Thời gian thực hiện: Năm học 2007 – 2008. V. nhiệm vụ nghiên cứu. 1. Nghiên cứu lí luận về phương pháp giải bài tập Vật lí. 2. Nghiên cứu lí luận về sử dụng bài tập vật lí trong dạy học Vật lí. 3. Nghiên cứu chương trình nội dung kiến thức các bài học Vật lí ởcấp THCS. 3. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nội dung dạy họcVật lí ở cấp THCS. 4. Nghiên cứu tình hình dạy và học Vật lí. Đặc biệt quan tâm đếnhoạt động sử dụng bài tập Vật lí. VI. phương pháp nghiên cứu. 1. Nghiên cứu lí luận. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: - Các tài liệu liên quan tới việc sử dụng bài tập trong dạy học Vật lí. - Lí luận về sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học. - Các tài liệu nói về phương pháp giải bài tập Vật lí. 2. Phương pháp điều tra sư phạm. - Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn. - Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - áp dụng đề tài vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điềuchỉnh cho phù hợp. B- nội dung đề tài. chương I. cơ sở lí luận I. mục đích hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí. 1. Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức. Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung cáckhái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trìu tượng.Trong các bài tập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: