Danh mục

SKKN: Vài suy nghĩ về việc sử dụng tư liệu trong dạy học ngữ văn ở một số bài học

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.64 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những năm gần đây, việc học sinh không tha thiết, thậm chí còn quay lưng lại đối với môn Ngữ văn trong nhà trường THPT là một thực trạng đáng bào động. Bài sáng kiến kinh nghiệm Vài suy nghĩ về việc sử dụng tư liệu trong dạy học ngữ văn ở một số bài học, mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Vài suy nghĩ về việc sử dụng tư liệu trong dạy học ngữ văn ở một số bài họcTÊN ĐỀ TÀI: VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở MỘT SỐ BÀI HỌCI- ĐẶT VẤN ĐỀ: Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quantrọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ độngsáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, đổi mới phải phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việctheo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đổi mớiphương pháp dạy học có hiệu quả, học sinh và giáo viên không thể chỉ bằnglòng với những gì có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn giảngdạy. Việc tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng các tư liệu trong dạy học nói chungvà Ngữ văn nói riêng là điều vô cùng cần thiết.II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN: Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động họctập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Thầy giáo không phải làngười nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà là người hướng dẫn, tổ chức họcsinh lĩnh hội tri thức bằng con đường tự học. Hành trình chiếm lĩnh tri thứccủa học sinh bao giờ cũng bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừutượng. Tư liệu dạy học có thể được xem như là một trong những phươngtiện dạy học thiết thực nhất để tác động đến trực quan của học sinh, tạo tiềnđề cho các em nắm bắt được những vấn đề sâu rộng hơn và những đơn vịkiến thức trừu tượng của bài học.2- CƠ SỞ THỰC TIỄN: Những năm gần đây, việc học sinh không tha thiết, thậm chí còn quaylưng lại đối với môn Ngữ văn trong nhà trường THPT là một thực trạngđáng bào động. Thực tế dạy học cho thấy: việc đổi mới phương pháp dạyhọc chỉ mới dừng lại ở chủ trương, ở khẩu hiệu hô hào chứ chưa thực sự đivào thực tiễn một cách sâu sát. Thỉnh thoảng vẫn có những giáo viên nỗ lựctìm con đường đi sao cho tiết dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng sốđó không phải là nhiều. Đa phần họ bằng lòng với những gì đã có sẵn trongsách giáo khoa. Song trên thực tế, không phải bất cứ bài học nào trong sáchgiáo khoa cũng được tổ chức theo trình tự hợp lí. . Hơn nữa, không phải tấtcả các ngữ liệu sách giáo khoa nêu ra đều phù hợp với mọi đối tượng họcsinh. Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Văn, giáo viên vàhọc sinh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc sử dụng tư liệu trongcác giờ học, tạo không khí sôi nổi, sinh động, gây hứng thú và hiệu quả tốiđa trong giờ học. Sau đây tôi xin trình bày những suy nghĩ của mình về việcsử dụng tư liệu trong dạy học Ngữ văn.3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1/ Cách hiểu về tư liệu dạy học và phân loại: a- Nên hiểu như thế nào về tư liệu dạy học? - Những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt độngnhất định nào đó (nói khái quát). - Tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy (nói khái quát).Như vậy, tư liệu dạy học được hiểu là tài liệu sử dụng trong dạy học củagiáo viên và học sinh. b- Tư liệu dạy học có thể tồn tại ở các dạng khác nhau, song có thểthấy 2 loại phổ biến nhất thường được dùng trong các giờ dạy học Ngữvăn là: - Tư liệu tồn tại dưới dạng hình ảnh. - Tư liệu tồn tại dưới dạng ngôn từ. 2/ Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tư liệu: - Phù hợp với nội dung bài dạy. - Minh họa, khắc sâu kiến thức bài dạy. - Sử dụng với mức độ thích hợp, vừa phải, tránh lạm dụng. - Có những câu hỏi hướng dẫn học sinh phát hiện và khai thác tư liệumột cách hợp lý, trong một số trường hợp có thể biến tư liệu thành ngữliệu. - Chú ý đến thời điểm ra đời, nguồn gốc, xuất xứ và tính chuẩn xác củatư liệu. - Không quá khó hoặc quá xa lạ với đối tượng học sinh. 3/ Vai trò của học sinh: Vai trò chủ động của học sinh không chỉ thể hiện ở những lần giơ tayphát biểu xây dựng bài trong các tiết học mà khâu chuẩn bị ở nhà cũng rấtquan trọng. Không nên quan niệm rằng chỉ cần soạn bài theo các câu hỏihướng dẫn trong sách giáo khoa là đủ. Sự tìm tòi chính là bước đầu giúp cácem tự nghiên cứu, phát hiện để đi đến cảm, hiểu một tác phẩm văn chương.Việc tự giác sưu tầm tư liệu một mặt tránh được lối soạn bài qua loa chiếulệ, mặt khác tạo điều kiện cho các em tiếp cận bài học với tâm thế thoải mái,chủ động. Học sinh cần tuân thủ chặt chẽ nhiệm vụ sưu tầm tư liệu chuẩn bịcho bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông thường, tư liệu phục vụcho bài học là những hình ảnh minh họa hoặc các bài viết trên báo chí, sáchvở, trên mạng internet ... Học sinh có thể độc lập sưu tầm hoặc làm việc theonhóm. Trên thực tế, ở một số bài dạy, nếu học sinh chuẩn bị tốt khâu này thìtiết học sẽ có hiệu quả đáng kể. Ví dụ : Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/S (lớp12), học sinh có thể sưu tầm các tư liệu sau đây: - Hình ảnh những bệnh nhân nhiễm HIV/S. - Hình ảnh về những hoạt động từ thiện của cộng đồng cùng chung tayxoa dịu nỗi đau HIV/S. - Những con số báo động về tốc độ lây lan của căn bệnh thế kỷ trên toàncầu. - Những bài viết bàn về tính cấp thiết của việc ngăn chặn, đẩy lùi cănbệnh đáng sợ này ... Tương tự như thế, trước khi dạy bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, giáoviên cũng có thể gợi ý để các em sưu tầm những hình ảnh tiêu biểu cho bảnsắc văn hóa dân tộc như : Lễ hội (chọi gà, đâm trâu, đua thuyền, Hội Lim,Hội Gióng..) ; trang phục (áo dài, áo tứ thân...) ; phong tục (cúng tất niên,đón giao thừa, chúc Tết ...)... Những hình ảnh đó không chỉ minh họa trựctiếp cho nội dung bài dạy mà còn tạo nên sự sinh động, phong phú của tiếthọc, để lại những ấn tượng rõ nét về văn hóa dân tộc trong nhận thức củahọc sinh. 4/ Vai trò của giáo viên : Theo quan niệm đổi mới, học sinh là chủ thể sáng tạo trong các giờ học.Nhưng không thể phủ nhận vai trò định hướng, tổ chức của giáo viên. Giáoviên không chỉ có nhiệm vụ khích lệ, động viên họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: