Danh mục

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁCH SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ SỔ NHAU THƯỜNG QUY

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sổ nhau tích cực gồm dùng thuốc tăng gò tử cung, kẹp rốn sớm, kéo dây rốn có kiểm sóat nhằm giảm mất máu sau sanh. Phương pháp: từ 07/2005 – 07/2006, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có n hóm chứng trên 340 phụ nữ sanh thường chia 2 nhóm : 170 sổ nhau theo cách thông thường, 170 sổ nhau tích cực tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Kết quả: tỷ lệ mất máu sau sanh trung bình ở nhóm sổ nhau tích cực ít hơn có ý nghĩa so nhóm sổ nhau thông thường (190,92...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁCH SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ SỔ NHAU THƯỜNG QUY SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁCH SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ SỔ NHAU THƯỜNG QUY TÓM TẮT Mục tiêu: Sổ nhau tích cực gồm dùng thuốc tăng gò tử cung, kẹp rốn sớm,kéo dây rốn có kiểm sóat nhằm giảm mất máu sau sanh. Phương pháp: từ 07/2005 – 07/2006, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 340 phụ nữ sanh thường chia 2 nhóm : 170 sổ nhau theo cáchthông thường, 170 sổ nhau tích cực tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Kết quả: tỷ lệ mất máu sau sanh trung bình ở nhóm sổ nhau tích cực ít hơncó ý nghĩa so nhóm sổ nhau thôn g thường (190,92 ± 114,39ml so 283,72 ±103,98ml); thời gian trung bình giai đoạn 3 chuyển dạ nhóm can thiệp ngắn hơn50% so nhóm sổ nhau thông thường ((7,24 ± 4,82 phút so 13,64 ± 4,84 phút).Kiểm soát tử cung sau sanh ít hơn 50% o83 nhóm can thiệp so nhóm chứng. Kết luận: sổ nhau tích cực trong nghiên cứu cho thấy là phương pháp đơngiản, hiệu quả, an tòan ABSTRACT Objectives: Active delivery of the placenta contain of prophylacticuterotonic agent, early clamping and division of the umbilical cord and controlledcord traction to decrease blood loss after delivery. Methods:During the period July 2005through July 2006, 340 womenpregnant were admitted to a randomized clinical trial study at the General hospitalof Can Tho city. Results:Average of blood loss in the third stage of delivery at trial groupversus control group (190,92 ± 114,39ml vs283,72 ± 103,98ml); average time ofdelivery of the placenta at trial group versus control group (7,24 ± 4,82 minute vs.13,64 ± 4,84 minute). Manual removal of the placenta in the trial group decreased50% less than control group. C onclusions : Active delivery of the placentahas found this methodst o be safe, effective and acceptable. ĐẶT VẤN ĐỀ Băng huyết sau sanh (BHSS) hiện vẫn là tai biến sản khoa thường gặp và lànguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới và ở Việt Nam. Báo cáo về tửvong bà mẹ (2001) ở bảy tỉnh do Bộ Y tế thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Ytế Thế giới và Hội đồng Dân số ước tính tỷ lệ chết của mẹ trung b ình trên toànquốc là 165 sản phụ trên 100000 trẻ sanh ra sống(6) Theo UNICEF (1999)(8) tỷ lệtử vong của sản phụ xảy ra trong 24 giờ đầu sau sanh chiếm 50% tr ường hợp,hàng năm có khoảng 14 triệu trường hợp BHSS và trong số này ít nhất 128000trừơng hợp tử vong trong vòng 4 giờ đầu sau sanh và chủ yếu xảy ra trong giaiđoạn sổ nhau. Ở các nước phát triển, tỷ lệ can thiệp trong giai đoạn sổ nhau rất caoso với các nước đang phát triển nhằm mục đích làm giảm tỷ lệ BHSS cũng như hạthấp trường hợp tử vong do nguyên nhân này chúng tôi th ực hiện nghiên cứu “Sosánh hiệu quả cách sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy”. Mục tiêu nghiên cứugồm: 1. Đánh giá lượng máu mất giữa sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy vớicác yếu tố liên quan. 2. So sánh thời gian sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy với các yếu tốliên quan. 3. Đánh giá sự liên quan của can thiệp sổ nhau tích cực và một số tai biến. (1) BHSS được định nghĩa là chảy máu từ bất cứ nơi nào ở đường sinh dụctừ 500g trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau khi sổ thai và có ảnh hưởng lên tổngtrạng sản phụ. BHSS là nguyên nhân chính c ủa tử vong bà mẹ: khoảng 14 triệu (4) (4)trường hợp mỗi năm và chiếm gần 25% số chết mẹ trên toàn cầu . BHSS cóthể do nhiều nguyên nhân như đờ tử cung, tổn thương đường sinh dục, sót nhau,nhau cài răng lược, vỡ tử cung, lộn tử cung, rối loạn đông máu... trong đó đờ tửcung là nguyên nhân hàng đầu. Ở người, sự giải phóng oxytocin theo từng đợt theo chu kỳ, cứ 10 phút có 3lần giải phóng oxytocin và thay đổi trong quá trình chuyển dạ. Giai đoạn 1 nồngđộ trong huyết thanh (pg/ml) 40,3 ± 9,8, lần lượt ở giai đoạn 2, 3 là : 123,9 ± 23,6và 64,5 ± 13,1. Như vậy nồng độ oxytocin tăng dần cùng tuổi thai cho đến khichuyển dạ sanh, đạt cao nhất vào thời kỳ rặn sanh sau đó giảm xuống ở thời kỳbong nhau. Một câu hỏi đặt ra là nếu bổ sung oxytocin thì sự thay đổi nồng độoxytocin sẽ như thế nào, có lợi ích gì cho giai đoạn 3 của chuyển dạ không? Năm 1988, Thornton và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi nồng độoxytocin trong huyết thanh ở nhóm sản phụ có và không sử dụng oxytocin trong giaiđoạn 3 của chuyển dạ. Kết quả là nhóm có sử dụng oxytocin trong giai đoạn 3 nồngđộ oxytocin huyết thanh sau sanh tăng gấp 3 lần, còn ở nhóm không sử dụng oxytocintrong giai đoạn 3 nồng độ oxytocin sau sanh giảm xuống 30%. Cochrane ghi nhậnbảy thử nghiệm trên 3000 sản phụ thấy rằng việc sử dụng oxytocin dự phòng giảmbớt 50% nguy cơ BHSS và làm giảm 50% nhu cầu điều trị bằng các thuốc tăng ...

Tài liệu được xem nhiều: