Danh mục

So sánh hiệu quả hai mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh và kết hợp với trồng lúa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 580.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôm càng xanh - Macrobrachium rosenbergii là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt và là một trong số các loài nuôi truyền thống, có giá trị kinh tế và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, mời các bạn cùng tham khảo bài viết "So sánh hiệu quả hai mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh và kết hợp với trồng lúa" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh hiệu quả hai mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh và kết hợp với trồng lúa Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:4 109-118 Trường Đại học Cần Thơ SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) LUÂN CANH VÀ KẾT HỢP VỚI TRỒNG LÚA Lý Văn Khánh1 và Nguyễn Thanh Phương ABSTRACT Study on farming of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) on rice fields was carried in Vinh Long province in 2003 and 2004. The first experiment was stocked postlarvae (PL15) with a density of 6 per m2. The second one was stocked juvenile (PL45) with a density of 4 per m2. Each experiment was practiced in two farming systems including alternative rice-prawn and integrated rice-prawn. Experimental plots sizes was from 5,000-7,500 m2. Prawn was fed commercial pellet and fresh feeds. The results showed that prawn production varied depending on farming systems and seed sizes. The integrated rice-prawn farming stocked postlarvae gave the production from 762-887kg/ha compared to 264-463 kg/ha of stocking juvenile. The alternative rice-prawn stocked postlarvae gave 1,081-1,485kg/ha compared to 504-599kg/ha of stocking juveniles. Keywords: Integrated, prawn, alternative, Macrobarchium rosenbergii, Title: Evaluation on the efficiency of the alternative and integrated rice and prawn (Macrobrachium rosenbergii) farming systems TÓM TẮT Nghiên cứu các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng trồng lúa được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Long trong năm 2003 và 2004 với hai thí nghiệm là thả tôm bột (PL15) với mật độ 6 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 4 con/m2. Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 2 mô hình nuôi luân canh và nuôi kết hợp với trồng lúa. Diện tích ruộng nuôi thí nghiệm từ 5.000-7.500 m2. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho năng suất khác nhau tùy theo mô hình nuôi và kích cỡ giống thả. Nuôi tôm kết hợp với trồng lúa và thả tôm bột cho năng suất từ 762-887 kg/ha cao hơn so với thả tôm giống có năng suất 264-463 kg/ha. Nuôi luân canh và thả tôm bột cho năng suất từ 1.081-1.485 kg/ha cao hơn nhiều so với thả tôm giống từ 504-599 kg/ha. Từ khóa: kết hợp, luân canh, Tôm càng xanh, 1 GIỚI THIỆU Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt và là một trong số các loài nuôi truyền thống, có giá trị kinh tế và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở vùng nước ngọt kể cả vùng ngập lũ của ĐBSCL sẽ thúc đẩy sự phát triển của vùng, đồng thời dùng thủy sản để khai thác hợp lý sự bất lợi của lũ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, có rất nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh trong đó nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa (kết hợp hoặc luân canh) đang được đề xuất cho các vùng chuyển đổi nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước để nâng cao hiệu quả sản xuất. 109 Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:4 109-118 Trường Đại học Cần Thơ Sản lượng tôm càng xanh của Việt Nam năm 2003 là 7.000 tấn và sản lượng tôm bột vào khoảng 92 triệu con (Bộ Thủy sản 2004). Theo số liệu tổng hợp từ các tỉnh ĐBSCL thì sản lương tôm càng xanh nuôi trên ruộng lúa năm 2003 và khoảng 1.300-1.500 tấn (Nguyễn Thanh Phương, 2004 - số liệu cá nhân). Kết quả này cho thấy đã có một sự phát triển đáng kể về nghề nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL, đặc biệt là thả nuôi tôm giống sản xuất nhân tạo. Tuy nhiên, năng suất và tỉ lệ sống vẫn chưa ổn định và có sự biến động rất lớn trong cùng một hình thức nuôi làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Hiện tại, tôm thả nuôi có nhiều kích cỡ khác nhau và được xem là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả. Nghiên cứu phát triển các mô hình nuôi phù hợp cho từng vùng sinh thái, hiệu quả cao, ổn định và bền vững luôn cần thiết trong quá trình phát triển. Các mô hình nuôi tôm luân canh và kết hợp với sản xuất lúa hiện là những mô hình triển vọng nhưng cần được hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật để thúc đẩy phát triển. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tam Bình và Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 06/2003 đến 11/2003 và từ tháng 05/2004 đến 11/2004. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu gồm thí nghiệm thả nuôi tôm bột và tôm giống. Mỗi thí nghiệm gồm mô hình nuôi luân canh và mô hình nuôi kết hợp với trồng lúa và được lập lại 3 lần. Thí nghiệm nuôi từ tôm giống được tiến hành trong các ruộng có diện tích từ 5.000-7.000 m2/ruộng, mật độ thả là 4 tôm giống/m2 và thời gian nuôi 5 tháng. Thí nghiệm nuôi từ tôm bột cũng được tiến hành trong các ruộng có diện tích từ 5.000 - 7.500 m2/ruộng, mật độ thả là 6 tôm giống/m2 và thời gian nuôi 6 tháng. Thức ăn và cho ăn: trong thời gian nuôi tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống. Cho tôm ăn 4 lần/ngày và lượng thức ăn thay đổi theo tăng trọng của tôm. Thức ăn tươi sống được cho ăn kết hợp với sàng ăn để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chăm sóc và quản lý: mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa được giữ mức nước trên ruộng sao cho phù hợp với sự phát triển của cây lúa còn mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa thì mức nước trên ruộng luôn cao hơn 60 cm. Cả 2 mô hình đều được thay nước định kỳ 15 ngày/lần. Thu thập và phân tích số liệu: các yếu tố thủy lý và thủy hóa được thu mỗi 30 ngày/lần. Các yếu tố đo tại điểm nuôi là nhiệt độ (dùng máy MP 120 pH Meter), độ trong (dùng đĩa secchi) và pH (dùng máy MP 120 pH Meter). Các yếu tố thủy hóa được thu mẫu và phân tích tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ ...

Tài liệu được xem nhiều: