Danh mục

SO SÁNH THỜI GIAN LIỀN XƯƠNG CÁC GÃY HỞ XƯƠNG CHÀYGIỮA CÓ VÀ KHÔNG CÓ GHÉP

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SO SÁNH THỜI GIAN LIỀN XƯƠNG CÁC GÃY HỞ XƯƠNG CHÀYGIỮA CÓ VÀ KHÔNG CÓ GHÉP TỦY XƯƠNG TỰ THÂN VÀO Ổ GÃYTÓM TẮT Mục tiêu: Trong nghiên cứu này chúng tôi so sánh thời gian liền xương các gãy hở xương chày giữa có và không có ghép tủy xương vào ổ gãy, nhằm đánh giá khả năng thúc đẩy liền xương của tủy xương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu. Dùng thống kê mô tả và khép kiểm t (Student’s t-test) (phần mềm SPSS 13.0). Kết quả: Chúng tôi theo dõi thời gian liền xương của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SO SÁNH THỜI GIAN LIỀN XƯƠNG CÁC GÃY HỞ XƯƠNG CHÀYGIỮA CÓ VÀ KHÔNG CÓ GHÉP SO SÁNH THỜI GIAN LIỀN XƯƠNG CÁC GÃY HỞ XƯƠNG CHÀYGIỮA CÓ VÀ KHÔNG CÓ GHÉP TỦY XƯƠNG TỰ THÂN VÀO Ổ GÃY TÓM TẮT Mục tiêu: Trong nghiên cứu này chúng tôi so sánh thời gian liền xươngcác gãy hở xương chày giữa có và không có ghép tủy xương vào ổ gãy, nhằmđánh giá khả năng thúc đẩy liền xương của tủy xương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu. Dùng thống kê môtả và khép kiểm t (Student’s t-test) (phần mềm SPSS 13.0). Kết quả: Chúng tôi theo dõi thời gian liền xương của 59 trường hợpgãy hở xương chày được cố định bằng cố định ngoài Muller. Trong đó 30trường hợp không có ghép tủy xương vào ổ gãy và 29 trường hợp có ghépxương vào ổ gãy. Kết quả mỗi nhóm có một trường hợp không liền xương.Đối với các trường hợp liền xương thì thời gian liền xương trung bình củanhóm có ghép tủy là 21,2 tuần, của nhóm không ghép tủy là 24,5 tuần. Kết luận: Ghép tủy xương tự thân vào ổ gãy có tác dụng giúp liềnxương nhanh hơn. ABSTRACT COMPARE THE TIME TO UNION OF OPEN TIBIALFRACTURES WITH AND WITHOUT AUTOLOGOUS BONE MARROW GRAFTING Cao Thi* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 - No 3 - 2007: 163 –168 Purpose: We compare the time to union of open tibial shaftfractures, with and without bone marrow grafting to define the hypothesisthat autologous bone marrow can enhance bone healing. Method: Prospective Observational Study. The data is presented bydescriptive statistics and Student’s t-test (SPSS 13.0 software). Results: Fifty-nine open tibial shaft fractures were treated withMuller’s external fixator. Twenty-nine cases were injected autologous bonemarrow into fracture site, the others were not. There was one non-union ineach group. For the unions, average time to union of the group with bonemarrow grafting was 21.2 weeks, of the group with non-grafting was 24.5weeks. * Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Conclusion: Autologous bone marrow grafting helps the fracturesheal more rapidly. MỤC TIÊU Ngày nay liền xương gãy vẫn là một vấn đề quan tâm của các thầythuốc chấn thương chỉnh hình. Đối với gãy xương hở, mối quan tâm nàycàng sâu sắc hơn. Sau khi mổ cắt lọc vết thương, tùy trường hợp mà các gãyxương hở có thể được điều trị bằng kết hợp xương, cố định ngoài, bó bộthoặc bất động tạm thời sau đó kết hợp xương. Đối với gãy hở xương chày,dùng cố định ngoài để điều trị có thể cho kết quả lành xương đáng khíchlệ(4). Tuy vậy, một số tác giả đề nghị ghép xương sớm hai tuần sau khi chephủ hoặc sáu tuần sau xoay vạt da mới bảo đảm liền xương(14). Dù với cáchbất động nào thì gãy xương hở cũng cho thấy thời gian liền xương dài hơnso với gãy xương kín. Cùng một phương pháp điều trị bằng bột dưới gốichức năng nhưng các gãy kín liền vững trong 11 - 13,1 tuần, trong khi đócác gãy hở có thời gian liền xương trung bình là 16,7 tuần(18,22). Cùng đượcbất động bằng đóng đinh nội tủy có chốt nhưng gãy kín thân xương chàyliền xương trong 14 – 16 tuần còn gãy hở độ 2 thì liền xương trong 23,5tuần(6). Nguyễn Văn Quang (1987) xác nhận: “Yếu tố hở gây trở ngại choviệc lành xương nên thường xương liền chậm hơn gãy xương kín”(20). Nhiềunhiều báo cáo khác cũng cho thấy gãy hở hoặc điều trị mở ổ gãy đều liềnxương chậm hơn so với gãy kín, điều trị kín(1,2,4,12,19). Ngoài các yếu tố cơsinh học do phương tiện bất động giống nhau thì phải chăng các yếu tố sinhhóa và tế bào tại chỗ gãy có sự khác nhau giữa gãy kín và gãy hở đã ảnhhưởng đến thời gian liền xương. Ngày nay việc điều trị gãy xương khôngnhững phải đạt liền xương mà còn phải rút ngắn thời gian điều trị, giảm tỉ lệkhớp giả, sớm trả người bệnh về với hoạt động xã hội. Vấn đề đặt ra là làmsao rút ngắn thời gian liền xương và giảm tỉ lệ khớp giả cho các gãy xươnghở. Có biện pháp nào đơn giản mà có thể kích thích cho xương lành nhanhhơn hay không. Vấn đề này đã được nêu ra từ lâu trên thế giới và đến năm1995 Einhorn đã đúc kết một số các phương pháp giúp làm nhanh sự liềnxương(8). Có nhiều công trình đã nghiên cứu về các phương pháp thúc đẩyliền xương này, trong đó ghép tủy là một biện pháp khá đơn giản vẫn cònđang được tiếp tục nghiên cứu. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứuchứng minh tính chất kích thích tạo xương của tủy xương về mô học cũngnhư trên thực nghiệm. Cũng đã có nhiều báo cáo ghép tủy xương điều trị cáckhớp giả và một số ứng dụng khác của tủy xương. Xét về một mặt khác, máu tụ ổ gãy có tác dụng giúp liền xương(15),nhưng lại bị lấy bỏ đi trong quá trình cắt lọc vết thương gãy xương hở hoặcrửa sạch khi điều trị mở ổ gãy. Có thể đây là lý do làm cho xương gãy hở,điều trị hở chậm liền hơn gãy kín, điều trị kín. Nay ta dùng một yếu tố cótác dụng sinh xương tại ổ gãy là tủy ...

Tài liệu được xem nhiều: