Danh mục

Sổ tay hướng dẫn canh tác cây thanh long theo VietGAP: Phần 2

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 37.80 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ khi tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Sổ tay hướng dẫn canh tác cây thanh long theo VietGAP" tiếp tục cung cấp tới các bạn nội dung chính về kỹ thuật canh tác thanh long theo VietGAP. Thông qua nội dung được chia sẻ, các bạn sẽ biết cách lựa chọn khu vực sản xuất, thiết kế vườn trồng, chọn giống trồng, kỹ thuật trồng, biện pháp phòng tránh sâu bệnh cho cây... Mời các bạn cùng đón đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn canh tác cây thanh long theo VietGAP: Phần 2 CHƯƠNG III KỸ THUẬT CANH TÁC THANH LONG THEO VietGAP3.1. LỰA CHỌN KHU VỰC SẢN XUẤT 3.1.1. Yêu cầu sinh thái • Yêu cầu về nhiệt độ: Cây thanh long là cây nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mexicô và Colombia, cần nhiệt độ phát triển từ 15-35oC, có khả năng chịu được nhiệt độ lạnh tới 0oC và nóng hơn 40oC. • Yêu cầu về ánh sáng: Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có ánh sáng đầy đủ, cây sẽ ốm yếu khi thiếu ánh sáng, nhưng nếu cường độ ánh sáng quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. • Yêu cầu về nước: - Cây thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. - Cần cung cấp đủ nước để cây sinh trưởng, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và nuôi quả. - Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800-2.000 mm/năm. 3.1.2. Vùng trồng - Chọn vùng sản xuất phải đảm bảo điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp để cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt. - Chọn trồng thanh long trong vùng được quy hoạch phát triển cây ăn quả của địa phương. Bảng 1. Phân tích mối nguy về vùng trồngMối nguy Nguồn gốc Hình thức lây nhiễm Biện pháp kiểm soátHóa họcHoá chất - Sử dụng không đúng - Cây thanh long hấp thu - Sử dụng thuốc BVTV(Tồn dư thuốc BVTV, hoá chất tồn dư hoá chất ở trong theo 4 đúngcủa thuốc dẫn đến tồn dư trong đất - Thu gom và tiêu hủyBVTV và đất - Sản phẩm thanh long bao bì thuốc BVTVhoá chất - Thải bỏ bao bì chứa tiếp xúc trực tiếp với đất sau khi sử dụng đúngkhác trong đựng không hợp lý và bị ô nhiễm quy địnhđất) - Rò rỉ hoá chất, dầu mỡ ngẫu nhiên vào đất SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THANH LONG THEO VIETGAP 35Kim loại - Sử dụng liên tục các - Cây thanh long hút - Hạn chế sử dụng cácnặng (As, loại phân bón có hàm kim loại nặng có hàm loại phân bón có chứaPb, Cd, lượng kim loại nặng lượng cao trong đất nhiều kim loại nặngHg) cao - Rác thải từ vùng phụ cậnSinh họcVi sinh vật - Sử dụng phân tươi - Sản phẩm thanh long - Phân tích mẫu đất(Vi khuẩn, chưa qua xử lý tiếp xúc trực tiếp với đất (nếu nghi ngờ đất bịvirus và vật - Phân của động vật tại thời điểm thu hoạch nhiễm để có biện phápký sinh) nuôi trong khu vực sản - Chăn nuôi gia súc, gia khắc phục) xuất và vùng phụ cận cầm thả lan trên vườn, - Có biện pháp quản lý - Những vùng chưa có không có biện pháp xử vật nuôi hợp lý đê cao và dễ bị ngập lụt lý chất thải hợp lý - Phải có đê bao để hạn - Nguồn nước từ nơi chế ảnh hưởng của lũ khác tràn đến mang theo lụt đối với những vùng vi sinh vật đất thấp, trũng,… Một số quy định trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP - Chọn khu vực sản xuất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm khói, bụi. Khu vực sản xuất không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông, công nghiệp, làng nghề, khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang, bãi rác và các hoạt động khác. - Khu vực sản xuất VietGAP của cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất thanh long phải có tên hay mã số cho từng địa điểm. - Khu vực sản xuất VietGAP cần phân biệt hoặc có biện pháp cách ly và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các khu sản xuất không áp dụng VietGAP lân cận (nếu có). Vùng đất sản xuất và vùng phụ cận phải được xem xét về các mặt: Sự xâm nhập của động vật hoang dã và nuôi nhốt tới vùng trồng và nguồn nước; Khu chăn nuôi tập trung; Hệ thống chất thải có gần khu vực sản xuất; Bãi rác và nơi chôn lấp rác thải; Các hoạt động công nghiệp; Nhà máy xử lý rác thải. - Phải đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm về hóa học và sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh. Trường hợp xác định có mối nguy phải có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả hoặc không tiến hành sản xuất. - Vùng sản xuất có các mối nguy cơ ô nhiễm cao không thể khắc phục thì không sản xuất theo VietGAP.36 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THANH LONG THEO VIETGAP 3.1.3. Đất trồng Cây thanh long trồng được trên nhiều loại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: