Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Sự biến đổi của các truyền thống gia đình nông thôn trong quá trình hiện đại hóa: Phác thảo theo các điều tra xã hội học gần đây" dưới đây để nắm bắt được các truyền thống và tập tục trong việc tạo lập gia đình, các truyền thống trong tổ chức đời sống gia đình, các truyền thống trong văn hóa gia đình,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến đổi của các truyền thống gia đình nông thôn trong quá trình hiện đại hóa: Phác thảo theo các điều tra xã hội học gần đây - Phí Văn BaXã hội học, số 3 - 1990 Sự biến đổi của các truyền thống gia đình nông thôn trong quá trình hiện đại hóa: phác thảo theo các kết quả điều tra xã hội học gần đây PHÍ VĂN BA * Xã hội là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người. Nhưng con người bao giờ cũng chỉ đượcsản sinh ra và bắt đầu quá trình xã hội hoá thành con người xã hội từ trong một cơ cấu nền tảng - đó là gia đình.Do đố mỗi con người xã hội luôn mang trong phẩm chất của nó dấu ấn của những điều kiện, tập tục, truyềnthống và sự giáo dục của mỗi gia đình mà từ đổ nó đã bắt đầu quá trình xã hội hóa bản thân. Với những dấu ấnmang tính nhân cách riêng ấy con người tham gia vào các quan hệ xã hội. Như thế, gia đình với các truyềnthống của nó có vai trò quyết đinh trong việc duy trì và tái tạo xã hội cả về lượng và chất. Mặt khác, các yếu tố và quá trình tiến hóa xã hội, thông qua ý thức của mỗi con người lại tác động ngược trởlại, làm cho gia đình cùng với những truyền thống của nó luôn luôn vận động, biến đổi theo các quy luật tiếnhoá chung của xã hội. Trong các quan hệ tác động qua là này, gia đình luôn thể hiện sự độc lập tương đối do tính bảo thủ, tínhngoan cố (persistance) của nó. Chính điều này tạo cho gia đình khả năng gạn lọc các tác động của quá trìnhhiện đại hóa, bảo đảm sự cân bằng hợp lý trong quá trình kế thừa và phát triển. Vì vậy nghiên cứu sự biến đổi của các truyền thống, tập tục gia đình không chỉ cho phép phác họa một bứctranh hiện. thực về các kết quả tác động của quá trình hiện đại hóa xã hội lên gia đình mà điều quan trọng hơn làtừ đó cố thể tìm ra những mô hình hệ thống gia đình hợp lý, những yếu tố khuyến khích vai trò điều tiết tíchcực của gia đình lên các quá trình xã hội. Các cuộc điều tra xã hội học về gia đình nông dân Việt Nam đã đượcthực hiện từ nhiều năm nay trong những chương trình nghiên cứu về nông thôn do Viện xã hội học tiến hành.Gần đây (đầu năm 1990) chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học về gia đình và họ tộc ở đồng hằng Bắc Bộ,ven biển Trung Bộ và 1200 mẫu ở đồng bằng sông Cửu Long. Do điều kiện xử lý số liệu, ở bài này chúng tôichưa đề cập đến cuộc khảo sát ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại Văn Nhân (Phú Xuyên, tinh Hà Sơn Bình) chúng tôi đã tìm hiểu các mẫu gia đình (55) thuộc ba họ tộc:Nguyễn (có 649 người), Phùng (545 người) và Trần (259 người). Các họ khác sinh sống tại đây (Vũ: 239 người,Tạ: 79, Lê: 109, Hoàng: 121, Đỗ: 61, Phạm: 15 người) chúng tôi chưa cố điều kiện tìm hiểu kỹ. Họ Nguyễn hiệncố 11 chi, chiếm khoảng trên 40% dân cư thôn Chanh. Họ Phùng hiện cố 7 chi, chiếm khoảng 90% dân cư thônVăn Minh. Họ Trần gồm 6 chi, chiếm khoảng 40% dân cư thôn Nhân Vực (theo số liệu của xã và các Hội đồnghọ tộc này) . Các mẫu được chọn theo ba nhóm tuổi: 60 đến 83 (tuổi thọ cao nhất tại thời điểm nghiên cứu ở họNguyễn) 40-55 và 20-35. Để đối sánh, chúng tôi đã tìm hiểu thêm một số mẫu ở xã La Phù (Hoài Dức-hà Nội ) . Tại xã Diện Hồng (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-dà Năng) chúng tôi đã nghiên cứu các mẫu gia đình (54) họLê (chiếm khoảng 50% dân cư trong xã), họ Nguyễn (10%), họ Trần (10%), họ Phan (9%), họ Phạm (5%). Cáchọ khác (Hồ, Thiều, Đoàn, Võ, Hà, Thái, Ngô, Huỳnh, Cao) chiếm tỷ lệ rất thấp trong dân cư địa phương, chúngtôi chưa có điều kiện tìm hiểu. Những biến đổi của các truyền thống và tập tục gia đình được xem xét trong bốn lĩnh vực quan hệ: trong tạolập gia đình, tổ chức đời sống gia đình, văn hoá gia đình, các quan hệ gia đình - họ mạc -làng xóm . Do những hạn hẹp về thời gian và kinh phí, các cuộc điều tra xã hội học này còn rất hạn chế về quy mô vàchiều sâu. Tuy nhiên, với các kết quả thu được cố thể nêu lên một số nhận xét ban đầu về những biến đổi của * Cán bộ nghiên cứu Viện Xã hội học. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1990truyền thống gia đình nông thôn Việt Nam sau những biến động lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trongnhững thập kỷ qua. I. CÁC TRUYỀN THỐNG VÀ TẬP TỤC TRONG TẠO LẬP GIA ĐÌNH 1. Các thủ tục hôn nhân Trong qua niệm của người nông dân Việt Nam, hôn nhân được coi là sự kiện rất thiêng liêng, trọng đại củacả gia đình, họ hàng, và do đó trong những giai đoạn lịch sử lâu dài trước đây, bố mẹ giành toàn quyền sắp đặt,con cái nhất thiết phải tuân theo sự sắp đặt ấy. Để đánh giá sự thay đổi truyền thống, tập tục về việc tìm hiểu và quyết định hôn nhân chúng tôi đã phỏngvấn về các tiêu chuẩn lựa chọn con dâ ...