Danh mục

Sự biến động giá trị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.82 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu sự biến động giá trị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập trên một số bình diện để tìm ra nguyên nhân, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp giúp cho những nhà hoạch định chính sách có những quyết định hợp lý trong việc phục hưng các giá trị văn hoá của các làng nghề truyền thống ở Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến động giá trị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trường hợp Làng Sơn mài Tương Bình Hiệp) Nguyễn Thị Thuý Vy 1 1. Khoa Công nghiệp văn hoá, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Quá trình hội nhập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã và đang góp phần rất lớn trong việcphát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều giá trị mới cả trong đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thầncho người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Bình Dương nói riêng. Song song đó, quá trìnhhội nhập cũng mang đến sự biến động các giá trị văn hoá vốn đã được định hình trong giai đoạntruyền thống. Một trong những đối tượng đang phải đối mặt với sự biến động giá trị văn hoá ấy chínhlà các làng nghề truyền thống ở Bình Dương. Quá trình hội nhập đã làm cho các làng nghề truyềnthống ở Bình Dương gặp nhiều khó khăn, thử thách đến sống còn, kéo theo đó là nguy cơ mai mộtbản sắc văn hoá cũng như sinh kế của người dân của địa phương. Bài viết tìm hiểu sự biến động giátrị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập trên một số bình diện để tìmra nguyên nhân, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp giúp cho những nhà hoạch định chính sáchcó những quyết định hợp lý trong việc phục hưng các giá trị văn hoá của các làng nghề truyền thốngở Bình Dương Từ khóa: Biến động, Giá trị, Làng nghề, thời kỳ hội nhập.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa do phương Tây mang đến vào thế kỷ XX, hệgiá trị nông nghiệp - nông thôn truyền thống đã được định hình bền vững qua hàng nghìn năm củaViệt Nam đang phải trải qua những biến động lớn. Quá trình Đổi mới diễn ra từ giữa những năm1980, và ngay sau đó là sự hội nhập quốc tế một cách tích cực từ những năm 1990, cũng là một tácnhân quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ đã một mặt giúp cho các làng nghềtruyền thống ở Bình Dương có được những cơ hội phát triển xưa nay chưa từng có, nhưng đồng thờicũng lại phải đối mặt với những thách thức lớn vô cùng, khiến hệ giá trị làng nghề truyền thống bịrung động đến tận gốc rễ. Sự biến động giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống ở Bình Dươngtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra ở các lĩnh vựcnhư cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, hình thức, chất lượng sản phẩm… của mỗi làng nghề mà cònbiến động trên toàn bộ đời sống văn hoá - kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sự biếnđộng giá trị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập hiện nay để kịpthời tìm ra nguyên nhân, đưa ra những luận cứ khoa học, những giải pháp phù hợp giúp cho nhữngnhà hoạch định chính sách có những quyết định hợp lý để vừa mang lại giá trị vật chất cho nghệ nhânở các làng nghề vừa gìn giữ, phát huy được giá trị văn hoá truyền thống của các làng nghề là một việclàm hết sức cần thiết. Một trong số những làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử và tạo được nhiều giá trị văn hoá- xã hội cho Bình Dương là Làng Sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, thành phốThủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Với lịch sử hình thành và phát triển trên 200 năm, nghề sơn mài ởTương Bình Hiệp vừa ra sức giữ gìn những tinh hoa văn hóa của nghề sơn cổ truyền của dân tộc, vừađồng thời liên tục cập nhật các xu hướng mỹ thuật hiện đại trong quá trình hội nhập, tạo ra hàng ngànchủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú mang bản sắc văn hóa của địa phương, đóng góp tích cựccho văn hóa tiêu dùng và thưởng ngoạn của người dân không chỉ ở địa phương mà còn cho cả nước 60và vươn tầm quốc tế. Với những giá trị to lớn ấy, năm 2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã côngbố Nghề Sơn mài Tương Bình Hiệp thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy có vịthế vững vàng như vậy thế nhưng hiện nay, Làng nghề truyền thống Sơn mài Tương Bình Hiệp cũngkhông thể nào tránh được sự biến động giá trị văn hoá do quá trình hội nhập mang lại. Sự cạnh tranhkhốc liệt của quá trình hội nhập đã phần nào làm cho nghề sơn mài truyền thống cũng dần bị mai mộtvà không còn nhiều tác phẩm có kỹ thuật chế tác tinh xảo như trước. Hơn nữa, tính cạnh tranh củakinh tế thị trường đã khiến cho các nghệ nhân không còn trao đổi kinh nghiệm, không liên kết nhiềuvới nhau. Mỗi cơ sở tự sản xuất hàng loạt, một số nơi làm sơn mài theo kiểu “hàng chợ”, hàng kémchất lượng dẫn đến tình trạng sản phẩm không thể xuất khẩu và ngày càng mất dần vị trí trong hoạtđộng kinh doanh hiện nay.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Phương pháp nghiên cứu liên ngành Bài viết được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu khoa học xãhội và nhân văn. Phương pháp liên ngành đặt trên nền tảng một ngành nghiên cứu chính và tùy theolĩnh vực nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: