Bài viết phân tích sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức củaPhan Bội Châu. Giống như các sĩ phu yêu nước đương thời, ông thấm sâu đạo đức Nho giáo. Như ông tiếp thu một số tư tưởng tiến bộ của thời đại và phát triển hệ thống quan niệm đạo đức lên một trình độ cao hơn, có nội dung tiến bộ hơn. Phan Bội Châu xứng đáng là một nhà đạo đức học tiêu biểu cho lịch sử tưtưởng triết học của dân tộc Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuyển biến trong quan niệm đạo đức của Phan Bội Châu đầu thế kỷ xxSự chuyển biến trong quan niệm đạo đức...SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨCCỦA PHAN BỘI CHÂU ĐẦU THẾ KỶ XXTRẦN THỊ HẠNH*Tóm tắt: Bài viết phân tích sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức củaPhan Bội Châu. Giống như các sĩ phu yêu nước đương thời, ông thấm sâu đạođức Nho giáo. Như ông tiếp thu một số tư tưởng tiến bộ của thời đại và pháttriển hệ thống quan niệm đạo đức lên một trình độ cao hơn, có nội dung tiến bộhơn. Phan Bội Châu xứng đáng là một nhà đạo đức học tiêu biểu cho lịch sử tưtưởng triết học của dân tộc Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX.Từ khóa: Phan Bội Châu, đạo đức, quan niệm đạo đức, lý tưởng đạo đức.1. Phan Bội Châu tên thật là Phan VănSan, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam,Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, HànMãn Tử, v.v.. Theo gia phả họ Phan, ôngsinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làngĐan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An, cha ông là Phan VănPhổ, mẹ ông là Nguyễn Thị Nhàn.Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam TựKinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách LuậnNgữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuởthiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước.Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch BìnhTây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầulàng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởinghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885)ông cùng bạn Trần Văn Lương lập độinghĩa quân Cần Vương chống Phápnhưng việc không thành. Năm 1896,ông vào Huế dạy học, do mến tài ôngnên các quan xin vua Thành Thái xóa ánchung thân bất đắc ứng thí. Khi đượcxóa án, ông dự khoa thi Hương nămCanh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậuGiải nguyên. Trong vòng 5 năm sau khiđỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nướcViệt Nam liên kết với các nhà yêu nướcnhư Phan Chu Trinh, Huỳnh ThúcKháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn ThượngHiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu LaNguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn,Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ SĩKiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, VõHoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp.Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn,Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụphong trào Cần Vương.(*)Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họpmặt tại Quảng Nam để thành lập HộiDuy Tân. Năm 1905, ông cùng TăngTiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội.(*)79Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (73) - 2013Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang NhậtBản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhậtvà Trung Quốc và cầu viện trợ tài chínhcho phong trào do ông thành lập. TạiTrung Quốc ông gặp Lương Khải Siêuvà được khuyên nên dùng thơ văn đểthức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt.Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tácphẩm có tác động lớn với sĩ phu trongnước. Cùng thời điểm này chiến thắngcủa Nhật Bản tại trận Tsushima trongChiến tranh Nga-Nhật đã tạo nên nhiềulạc quan trong các phong trào chốngthực dân ở Châu Á. Do đó, các tác phẩmcủa ông đã tạo nên một làn sóng mớithúc đẩy nhiều thanh niên yêu nướctham gia phong trào Đông Du, xuấtngoại học tập để tìm đường chống Pháp.Năm 1906, Phan Bội Châu đưa KỳNgoại Hầu Cường Để và một số họcsinh người Việt khác sang Nhật; ôngmời được Phan Chu Trinh, một nhà cáchmạng nổi tiếng khác, đến thăm ông tạiTokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai ngườikhông giải quyết được bất đồng chínhkiến về cách chống Pháp. Trong khiPhan Bội Châu muốn giữ thể chế quânchủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chếđộ này để tạo một quốc gia dân chủ.Năm 1907, Phan Bội Châu thành lậpViệt Nam Cống Hiến Hội, một phongtrào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật.Việc này có ý nghĩa tượng trưng vìnhững học sinh có được cơ hội để cộngtác với nhau với tư cách là những ngườiViệt, không phải người Bắc Kỳ, Nam80Kỳ hay Trung Kỳ mà người Pháp đãchia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực củaPháp, Nhật Bản đã trục xuất thanh niênđông du vào năm 1908.Sau Chiến tranh Nga - Nhật, nướcNhật dù thắng trận nhưng nền kinh tếcũng phải chịu nhiều gánh nặng. Nhậtcần rất nhiều vốn để tái thiết, đầu tư vàokinh tế. Chính phủ Pháp đồng ý cho Nhậtvay 300 triệu franc, nhưng đổi lại, về mặtchính trị Nhật phải hợp tác với Phápchống lại phong trào Đông Du. Vì lý dođó, tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bịNhật trục xuất. Sau đó, ông đến HồngKông, Bangkok và Quảng Châu. Trongnhững năm này, các tác phẩm cách mạngcủa ông ảnh hưởng đến phong trào chốngPháp ngay tại Việt Nam.Năm 1912, thành quả của cuộc Cáchmạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc củaTôn Dật Tiên đã tác động mạnh đến suynghĩ và hành động của Phan Bội Châu,ông cùng một số nhà cách mạng quốcgia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châuthành lập một tổ chức cách mạng thaythế cho Hội Duy Tân. Mục đích của Tổchức mới với tên Việt Nam Quang phụcHội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đấtnước, khôi phục chủ quyền của ViệtNam, thành lập Việt Nam Cộng hòaDân quốc. Phan Bội Châu đã thay đổichính kiến của ông về thể chế quân chủ.Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kỳ NgoạiHầu Cường Để trong vai trò chủ tịchchính phủ lâm thời Việt Nam Quangphục Hội. Nhân cơ hội Viên Thế KhảiSự chuyển biến trong q ...