SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàng đế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Do thế, cuộc đời vua được ghi chép tương đối tỉ mỉ, khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn có những chi tiết không rõ ràng, đặc biệt liên hệ với các tác phẩm của nhà vua. Cho nên, để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua Trần Nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1 SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàngđế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Do thế, cuộc đời vuađược ghi chép tương đối tỉ mỉ, khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác củadân tộc. Dẫu vậy, vẫn có những chi tiết không rõ ràng, đặc biệt liên hệ với các tácphẩm của nhà vua. Cho nên, để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua TrầnNhân Tông, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu những đóng góp to lớn, mà nhàvua đã cống hiến cho đất nước về các mặt võ công và văn trị, ta phải huy động tớinhững nguồn tư liệu khác nhau, hiện được bảo lưu tại nước ta cũng như tại TrungQuốc.Trước hết, về phía các nguồn tư liệu Việt Nam thì tư liệu cơ bản nhất, ta phải quantâm, dĩ nhiên là bộ ĐVSKTT, phần Bản kỷ của vua Trần Nhân Tông, do Ngô SĩLiên lấy lại từ Đại Việt sử ký của Phan Phu Ti ên. Đây là bộ sử đầu nguồn, mà cácbộ sử sau như Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ (1726-1780), và Khâm định Việt sửthông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã sử dụng để viết về vịvua anh minh này. Dù có tham khảo thêm các sử liệu khác, chủ yếu xuất phát từTrung Quốc, chúng cũng không có đóng góp gì mới. Thậm chí có điểm còn sai lạcthêm.Vì vậy, khi nghiên cứu vua Trần Nhân Tông, ĐVSKTT vẫn là nguồn tư liệu cấpsố một.Tuy nhiên, có những khía cạnh và sự việc của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, màĐVSKTT đã không ghi lại hoặc ghi lại một cách sơ sài thiếu sót. Ví dụ nhữngngày cuối đời của nhà vua, ĐVSKTT chép không rõ ràng lắm, khi so với những gìdo Thánh đăng ngữ lục chép lại. Do vậy, ngo ài ĐVSKTT, chúng ta may mắn cònđược một số các tài liệu đời Trần hoặc do người viết về sau, mà chúng ta phảitham khảo. Cụ thể là Thánh đăng ngữ lục, Thiền tông bản hạnh, Thượng sĩ ngữlục, Việt điện u linh tập, Nam ông mộng lục và Việt âm thi tập.Thánh đăng ngữ lục là một tác phẩm ghi chép lại các thiền ngữ và thơ văn của cácvị vua đồng thời là thiền sư của đời Trần, tức các vua Thái Tông, Thánh Tông,Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông. Có thể nói đây là bộ sử Phật giáo Việt Namtừ năm 1226 khi vua Trần Thái Tông lên ngôi cho đến năm 1357 lúc vua TrầnMinh Tông mất. Người viết bộ Ngữ lục này, ngày nay không thấy ghi chép. Tuynhiên, căn cứ vào nội dung tác phẩm, ta biết tác giả phải là một người rất gần gũivới vua Trần Minh Tông, và khi viết, phải được sự đồng ý của vị vua kế nghiệp làTrần Dụ Tông và triều đình.Lý do nằm ở chỗ, thứ nhất, nếu không gần gũi với các vị vua Trần, đặc biệt là vuaTrần Minh Tông, thì người viết không có được những tư liệu đầu tay để viết nênbộ Ngữ lục ấy, như ta có hôm nay. Thứ hai, nếu không được phép của vua và triềuđình, bộ Ngữ lục ấy sẽ không bao giờ được viết, và nếu có viết lén thì không baogiờ được công bố, vì nội dung nó có nhiều điều, thậm chí nhiều văn kiện, liên hệvới các vua. Từ đó, trong số những tác gia Việt Nam được biết tên sống sau năm1357 và có những điều kiện như vừa nói, ta thấy có thiền sư Kim Sơn, người cóquan hệ chặt chẽ với vua Minh Tông và được chứng kiến những giây phút cuối đờicủa vị vua này. Nói cách khác, ngoài khả năng là tác giả của Thiền uyển tập anhvà Cổ châu Pháp vân Phật bản hạnh ngữ lục, thiền sư Kim Sơn cũng có thể làngười biên soạn Thánh đăng ngữ lục.Thực tế, Thánh đăng ngữ lục được viết theo phương pháp thực lục, nghĩa làphương pháp dùng để ghi chép sự việc hàng ngày, chủ yếu của các vị vua, mà sửgia Trung Quốc thường dùng. Cho nên, đếữn thế kỷ thứ 18, nhằm dựng lại thiềnphả của dòng thiền Trúc Lâm, thiền sư Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm (1746 -1803) đã trích phần Trần Nhân Tông của Thánh đăng ngữ lục, ghép với bản Niênphổ của Pháp Loa khắc trên bia tại chùa Thanh Mai và tiểu sử của Huyền Quangchép trong Tổ gia thực lục, để soạn nên tác phẩm Tam tổ thực lục. Điều đáng chúý là dù viết theo phương pháp thực lục, Thánh đăng ngữ lục chỉ cơ bản ghi lại cácsự việc liên quan tới hoạt động Phật giáo của các vị vua thiền sư, mà tuyệt đốikhông có bất cứ ghi chép nào quan hệ tới hoạt động chính trị và quân sự của họ.Dẫu thế, Thánh đăng ngữ lục vẫn là một tư liệu đáng quý, đặc biệt khi ta nghi êncứu các hoạt động Phật giáo của vua Trần Nhân Tông.Hơn thế nữa, Thánh đăng ngữ lục đã là nguồn tài liệu để cho thiền sư ChânNguyên (1647-1726) sử dụng và viết nên tác phẩm Thiền tông bản hạnh. Điểm đặcbiệt của bản Thiền tông bản hạnh này là khi in vào năm 1745, người đứng in đãcho in kèm vào 3 tác phẩm tiếng Việt và Ngộ đạo nhân duyên của chính ChânNguyên. Trong 3 tác phẩm tiếng Việt ấy, thì 2 là của vua Trần Nhân Tông. Đó làCư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Hai bài phú này, dù đếnnăm 1745 mới được khắc bản, nhưng chắc chắn đã tồn tại trong thế kỷ thứ 17, bởivì Chân Nguyên đã trích dẫn Cư trần lạc đạo phú trong tác phẩm Kiến tánh thànhPhật do ông viết và ...