SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2
Bản Việt âm thi tập này sau đó đã được dùng làm nguồn tư liệu cho các tác phẩm có ghi chép về thơ văn của các vua quan đời Trần. Điển hình là bộ sách đồ sộ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Trần triều thế phả hành trạng của một tác giả vô danh đời Nguyễn. Về phần Trần Nhân Tông, Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, sau khi loại bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ, cũng chỉ giới hạn trong số 26 bài thơ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG
2
Bản Việt âm thi tập này sau đó đã được dùng làm nguồn tư liệu cho các tác phẩm
có ghi chép về thơ văn của các vua quan đời Trần. Điển hình là bộ sách đồ sộ
Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Trần triều thế phả hành trạng của một tác giả
vô danh đời Nguyễn. Về phần Trần Nhân Tông, Toàn Việt thi lục của Lê Quý
Đôn, sau khi loại bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ, cũng chỉ giới hạn trong số 26
bài thơ, mà Việt âm thi tập đã có, chứ không bổ sung thêm được bài nào. Thánh
đăng ngữ lục đươc thiền sư Chân Nguyên in vào năm 1705 và bản in do Tính
Quảng đề tựa vào năm 1750 đã không đến tay Lê Quý Đôn. Vì vậy, ông đã không
thể khai thác số thơ văn có ghi chép trong tác phẩm đó. Trần triều thế phả hành
trạng càng giới hạn hơn, chỉ ghi lại được hơn 18 bài.
Còn về nguồn tư liệu Trung Quốc, thì Nguyên sử, đặc biệt là phần viết về đất nước
ta biết dưới mục An Nam truyện, cung cấp một phần lớn các thông tin li ên hệ đến
hai cuộc chiến tranh Mông - Việt vào những năm 1285 và 1288 và những quan hệ
ngoại giao trước và sau hai cuộc chiến tranh này. Để bổ sung, ta có An Nam chí
lược của Lê Thực, Thiên nam hành ký của Từ Minh Thiện và Trần Cương Trung
thi tập của Trần Phu. Các tác giả của ba tác phẩm n ày đều là những người cùng
thời với vua Trần Nhân Tông, đã đứng về phía kẻ thù của dân tộc và tham gia trực
tiếp vào các hoạt động chính trị, quân sự liên hệ với nước ta dưới dạng này hay
dạng khác. Cho nên, dù nhìn những hoạt động ấy dưới lăng kính đối lập với quyền
lợi của dân tộc, họ vẫn cho ta một số thông tin chính trị và quân sự có quan hệ với
vua Trần Nhân Tông.
Đặc biệt, họ đã giữ lại cho ta 22 văn kiện ngoại giao, mà vua Trần Nhân Tông đã
gửi cho vua quan nhà Nguyên. Đây là một mảng tư liệu, phía nước ta trong bảy
trăm năm qua tuy có biết đến, nhưng chưa bao giờ khai thác có hệ thống và công
bố đầy đủ, nhằm làm cơ sở cho sự nhận thức về cuộc đấu tranh ngoại giao đầy
cam go trước và sau hai cuộc chiến tranh vừa nói. Chẳng hạn, Lê Quí Đôn có nhắc
tới Thiên nam hành ký và Sứ Giao tập của Trần Cương Trung thi tập, song chỉ
nhặt được một bài thơ của Trần Phu trong Kiến văn tiểu lục.
Ngoài ra, một bức họa do Trần Giám Như vẽ mang tên Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn
đồ vào năm Chí Chính thứ 23 (1363) đã được Trần Quang Chỉ đề từ vào năm Vĩnh
Lạc thứ 18 (1420) ghi lại tóm tắt cuộc đời Trần Nhân Tông tương đối tổng quát,
có một số chi tiết khá lôi cuốn.
Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn tư liệu Trung Quốc, ta gặp một số vấn đề cần
phải giải quyết dứt điểm. Thứ nhất, về vấn đề lịch pháp thì những người nghiên
cứu cho đến ngày nay đã thống nhất là hệ thống lịch pháp nước ta thời bấy giờ
hoàn toàn phù hợp với hệ thống lịch pháp của Trung Quốc đời Nguyên. Cho nên
những năm tháng ghi ra các sử kiện giữa những sử liệu Việt Nam và Trung Quốc
không có sai lệch gì nhiều. Nếu về cùng một sự kiện mà có những sai lệch thì,
hoặc do những thông tin khác nhau, hoặc do những truyền bản ghi chép bị nhầm
lẫn. Trong Toàn tập này, chúng tôi chủ yếu sử dụng hệ thống ngày tháng của lịch
pháp ta, và chỉ đổi ra ngày tháng dương lịch ở những nơi cần thiết để tránh sự rối
rắm không đáng có. Chỉ riêng đối với những năm Giáp Tý thì chúng tôi có chua ở
trong ngoặc đơn năm dương lịch để cho tiện bề theo dõi.
Thứ hai, vấn đề tên tuổi của các nhân vật lịch sử thời đó. Đối với tên các nhân vật
lịch sử Trung Quốc, nhất là tên những người thuộc tộc Mông Cổ, chúng tôi cơ bản
vẫn chấp nhận cách phiên âm của Nguyên sử, trừ những trường hợp bị chép sai
khi so với một số sử liệu khác. Trường hợp này chúng tôi cho đính chính lại và có
ghi chú rõ ràng. Nói thế có nghĩa chúng tôi cũng tái dựng lại tên của những nhân
vật này trong tiếng Mông Cổ và để trong ngoặc đơn, chứ không thay thế tên đã
được lưu hành trong sử sách Trung Quốc như một số nhà nghiên cứu đã làm trước
đây.
Trong liên hệ này cần nói một chút về chữ Thực của t ên Việt gian Lê Thực. Trong
tiếng Hán tên này được viết () và các sử sách viết bằng tiếng quốc ngữ trước nay
thường phiên âm là Tắc hoặc Trắc. Tuy nhiên, ĐVSKTT 5 tờ 46b5-6, dưới chữ ()
ấy được chua là “thổ lực thiết”. Điều này có nghĩa, ta phải đọc chữ ( ) là Thực thay
vì Trắc hoặc Tắc. Thứ ba, về tên các nhà lãnh đạo Việt Nam, cụ thể là các vị vua
nhà Trần, do sử liệu Trung Quốc ghi lại. Đây là một vấn đề khó khăn. Khi nghiên
cứu về cuộc kháng chiến chốn g Nguyên Mông của nhà Trần trong Annam shi
kenkyu, Yamamoto đã dành hẳn một chương để nghiên cứu vấn đề này, tức
Chinchõ no omei ni kansuru kenkyu.1 Dẫu thế, những kết luận của Yamamoto
theo chúng tôi vẫn chưa thỏa đáng lắm. Vì vậy, cần phải làm những nghiên cứu
mới. Đây là một yêu cầu, mà ta phải thỏa mãn để việc trình bày các sử kiện cũng
như các tác phẩm liên hệ đến vua Trần Nhân Tông mới rõ ràng và có tính thuyết
phục cao.
Theo các sử liệu Trung Quốc, cụ thể là An Nam truyện của Nguyên ...