Danh mục

Sự thành lập triều Nguyên (Trung Quốc) qua một số tác phẩm sử học Việt Nam thời phong kiến

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.79 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân triều Nguyên có thể tiêu diệt được triều Nam Tống vì vua Nam Tống đã không thuận theo đạo trời. Ý kiến khác lại khẳng định, chính đặc trưng về tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, quân sự là ba nhân tố quan trọng quyết định sự thay thế của triều Nguyên đối với triều Nam Tống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thành lập triều Nguyên (Trung Quốc) qua một số tác phẩm sử học Việt Nam thời phong kiến JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 100-106 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ THÀNH LẬP TRIỀU NGUYÊN (TRUNG QUỐC) QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM SỬ HỌC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Nguyễn Thu Hiền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Theo quan điểm của sử gia phong kiến Việt Nam, sự thiết lập của triều Nguyên trải qua một quá trình từ thế lực phong kiến tồn tại ngang hàng, chia sẻ quyền lực với triều Nam Tống đến một triều đại phong kiến độc lập duy nhất kế tiếp triều Nam Tống cai quản lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân triều Nguyên có thể tiêu diệt được triều Nam Tống vì vua Nam Tống đã không thuận theo đạo trời. Ý kiến khác lại khẳng định, chính đặc trưng về tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, quân sự là ba nhân tố quan trọng quyết định sự thay thế của triều Nguyên đối với triều Nam Tống. Từ khóa: triều Nguyên (1260 - 1368), triều Trần (1226 - 1400), sử học phong kiến Việt Nam.1. Mở đầu Trong lịch sử tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400, triều Trần có mối quan hệ banggiao chủ yếu với triều Nguyên. Sử gia phong kiến Việt Nam qua một số tác phẩm sử họcđã thể hiện những quan niệm khác nhau về mốc thời gian thành lập cũng như nguyên nhânthành lập triều Nguyên. Quan niệm của các sử gia Việt Nam trong thời kì lịch sử trên đãphản ánh cách đánh giá và nhìn nhận của các vương triều phong kiến Việt Nam trong đócó vương triều Trần về sự thành lập của triều Nguyên. Điều này tác động đến sự phân chiacác giai đoạn lịch sử khi nghiên cứu hoạt động bang giao của vương triều Trần đối vớitriều Nguyên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về nguồn tư liệu sử dụng trong bài viết Tác giả lựa chọn 6 tác phẩm sử học Việt Nam được biên soạn từ thế kỉ XIV đến đầuthế kỉ XX trong thời kì phong kiến làm nguồn tư liệu nghiên cứu chính trong bài viết này.Ngày nhận bài 7/7/2012. Ngày nhận đăng 20/1/2013.Liên lạc Nguyễn Thu Hiền, e-mail: hiennt@hnue.edu.vn100 Sự thành lập triều Nguyên (Trung Quốc) qua một số tác phẩm sử học Việt Nam...Đó là các tác phẩm An Nam chí lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Việtsử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử yếu. Sáu tác phẩm này chiathành 2 nhóm: nhóm công trình biên niên sử mang tính chất là các bộ quốc sử và nhómcông trình biên niên sử mang tính chất cá nhân. Dưới đây chúng tôi giới thiệu những nétcơ bản nhất về các tác phẩm sử học trên theo thứ thự thời gian: An Nam chí lược là cuốn sử hoàn thành vào khoảng đầu thế kỉ XIV do Lê Tắc biênsoạn. Tác phẩm gồm 20 quyển ghi chép về lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỉXIV theo từng chủ điểm như: phần chép việc các sứ giả nhà Nguyên được cử sang AnNam (quyển 3), các bài biểu của vua Trần gửi sang nhà Nguyên. . . Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn. Cuốn sửghi chép về lịch sử nước Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến năm 1675. Thời gian biên soạntác phẩm này kéo dài từ cuối thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII trên cơ sở kế thừa những tácphẩm sử học của nhiều tác giả khác. Việt sử tiêu án do Ngô Thì Sĩ biên soạn. Cuốn sử gồm 10 quyển được viết vàonhững năm 1772 – 1775, là thời gian ông bị cách chức quan. Tác phẩm ghi chép lịch sửViệt Nam từ thời Hồng Bàng đến ngoại thuộc nhà Minh với những bình luận đánh giá sắcsảo. Tuy nhiên cuốn sử này không ghi rõ thời gian cụ thể của các sự kiện mà chỉ viết theothế thứ của các triều vua. Đại Việt sử ký tiền biên được hoàn thành vào năm 1800, dưới triều Tây Sơn. Bộ sửgồm có 17 tập là công trình biên soạn của sử gia Ngô Thì Sĩ sau được con là Ngô ThìNhậm tu đính. Tác giả bàn đến sự thiết lập của triều Nguyên khi viết về triều vua TrầnThái Tông và Trần Nhân Tông phần Bản kỷ quyển V. Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn thực hiệntừ năm 1856 đến năm 1881, in xong vào năm 1884, gồm 52 quyển. Những sự kiện viết vềsự thành lập triều Nguyên, trong cuốn sử được thể hiện ở phần Chính biên quyển VII ghichép từ năm 1259 đến năm 1294. Việt sử yếu là tác phẩm do Hoàng Cao Khải biên soạn hoàn thành vào năm 1914.Tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả từ cách bố cục nội dung đến những nhậnđịnh về nhiều sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. Tác giả phân tích khá kỹ nguyên nhân triềuNam Tống suy vong và sự thiết lập triều Nguyên ở chương thứ 9 tiết thứ 2 quyển II.2.2. Triều Nguyên là một thế lực phong kiến tồn tại song song với triều Nam Tống trong giai đoạn 1260 - 1279 Quan điểm trên được thể hiện rất rõ trong cách chép sử theo lối biên niên của cácbộ sử Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên và Khâm địn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: