Danh mục

SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐƯỜNG CONG SPEE TRONG GIAI ĐOẠN BỘ RĂNG SỮA Ở TRẺ EM TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.49 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định hình thể cung răng sữa dưới ở trẻ 5 tuổi khi chiếu trên mặt phẳng dọc giữa và đánh giá sự thay đổi đặc điểm hình thái đường cong Spee trong giai đoạn bộ răng sữa từ 3 đến 5 tuổi. Phương pháp: Với mô thức nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 33 trẻ (17 nam và 16 nữ) có bộ răng sữa lành mạnh và đầy đủ 20 răng được theo dõi liên tục từ 3 đến 5 tuổi. Tọa độ các đỉnh múi và bờ cắn răng cửa được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐƯỜNG CONG SPEE TRONG GIAI ĐOẠN BỘ RĂNG SỮA Ở TRẺ EM TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐƯỜNG CONG SPEE TRONG GIAI ĐOẠN BỘ RĂNG SỮA Ở TRẺ EM TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định hình thể cung răng sữa dưới ở trẻ 5 tuổi khi chiếu trên mặt phẳng dọc giữa và đánh giá sự thay đổi đặc điểm hình thái đường cong Spee trong giai đoạn bộ răng sữa từ 3 đến 5 tuổi. Phương pháp: Với mô thức nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 33 trẻ (17 nam và 16 nữ) có bộ răng sữa lành mạnh và đầy đủ 20 răng được theo dõi liên tục từ 3 đến 5 tuổi. Tọa độ các đỉnh múi và bờ cắn răng cửa được qui về hệ trục tọa độ Descartes dựa theo vị trí tương đối của chúng trong không gian và được sử dụng để xác định hình ảnh mặt phẳng nhai của cung răng sữa dưới trên mặt phẳng dọc giữa. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đường cong Spee thật sự tồn tại ở bộ răng sữa trong suốt giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, có những thay đổi về đặc điểm hình thái của đường cong Spee theo thời gian là: độ sâu của đường cong Spee giảm (p < 10-4) và bán kính của đường cong Spee tăng (p < 0,005) có ý nghĩa từ 3 đến 5 tuổi. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các trị của đường cong Spee giữa trẻ nam và nữ, cũng như giữa bên phải và bên trái cung răng. ABSTRACT The objective of this study aimed at determining the shape of the deciduous lower dental arch in 5 year-old-children as it is projected on the median sagittal plane and comparing the morphologic characteristics of the curve of Spee in children from 3 to 5 years old. Method: With the longitudinal study design, the sample consisted of 33 children (17 boys and 16 girls) having sound and complete dentition. The 3-dimensional coordinates of vestibular cusp tips and incisor edges were obtained using a measuring device and computer technology. Results: The curve of Spee could be measured in the deciduous dentition of children from 3 to 5 years old. It showed some modifications with time, with increasing curve radins (from 55.924mm at 3 years of age to 63.074mm at 5 years of age, p < 0.005) and decreasing depth curve (from 0.380mm, p < 10-4). 0.399mm to 0.920 1.105 Conclusion: There was no significant difference of the values of the curve of Spee between male and female, right and left side. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi xem xét kỹ sự sắp xếp của các răng trên cung hàm, người ta thấy chúng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà tuân theo những qui luật nhất định. Sự sắp xếp tinh tế về hình thái của các răng trên cung hàm là một trong những yếu tố hàng đầu mang lại sự hài hòa về chức năng cho toàn bộ hệ thống nhai. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đã xuất hiện những tác giả đầu tiên nhận xét về hình dạng cung răng: Bonwill (1885), Broomell (1902) và Hawley (1905)... theo đó, các cung răng đã được qui xấp xỉ với những đường cong hình học như cung tròn, ellipse, parabole, hyperbole... Đặc biệt năm 1890, lần đầu tiên hình ảnh cung răng khi nhìn từ phía bên tạo thành một đường cong lõm được Von Spee(32) mô tả. Sự phát hiện đường cong này đã đưa việc nghiên cứu bộ răng người sang một giai đoạn mới: giai đoạn nghiên cứu về giải phẫu chức năng của bộ răng trong hệ thống nhai như một thể thống nhất. Tiếp theo Spee, Wilson (1917) đã mô tả hình ảnh đường cong cắn khớp trong mặt phẳng đứng ngang và Monson (1920) cho rằng mặt nhai của các răng dưới thích ứng với một chỏm cầu bán kính 4 inches. Đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái của mặt phẳng nhai của cung răng vĩnh viễn ở người trưởng thành, nhiều giả thuyết được đề nghị lý giải cho sự hình thành và thay đổi của các đường cong cắn khớp của bộ răng vĩnh viễn trong suốt đời sống. Kết quả của các nghiên cứu này đã đóng vai trò nền tảng lý luận căn bản để giải quyết các vấn đề trong nha khoa. Tuy nhiên, đối với bộ răng sữa hầu hết các tác giả đều cho rằng mặt phẳng nhai của cung răng sữa là một mặt phẳng chứ không phải là một mặt cong như ở bộ răng vĩnh viễn. Hình 1: Mặt phẳng nhai cung răng dưới. Nghiên cứu năm 2001 của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên khẳng định sự tồn tại của đường cong Spee ở cung răng sữa dưới của trẻ 3 tuổi với các giá trị đặc trưng cơ bản được đo đạc định lượng cụ thể. Đường cong này đã thay đổi như thế nào, có trở thành đường thẳng do đặc điểm mòn răng khá nhanh ở bộ răng sữa hay không? Đó chính là mục tiêu của nghiên cứu tiếp theo này của chúng tôi. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định đặc điểm hình thái đường rìa cắn - đỉnh múi ngoài của cung răng sữa dưới ở trẻ 5 tuổi trên mặt phẳng dọc giữa. Đánh giá sự thay đổi các đặc điểm hình thái đường cong Spee trong giai đoạn bộ răng sữa từ 3 đến 5 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô thức nghiên cứu: là một nghiên cứu dọc thuần túy trên một nhóm trẻ n ...

Tài liệu được xem nhiều: