Danh mục

Sự tuân thủ dùng thuốc và mối tương quan với chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe thể chất ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.20 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc và mối liên quan đến CLCS về sức khỏe thể chất ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tuân thủ dùng thuốc và mối tương quan với chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe thể chất ở người bệnh sau nhồi máu cơ timY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ MỐI TƯƠNG QUANVỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE THỂ CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH SAU NHỒI MÁU CƠ TIM Nguyễn Văn Trung*, Vũ Trí Thanh**, Vũ Thị Đào***TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim (NMCT) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những quốc giaphát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sự không tuân thủ dùng thuốc làm nặng hơn kếtquả điều trị trên lâm sàng bao gồm tăng tỷ lệ nhập viện, tiến triển các bệnh lý mạn tính, chi phí điềutrị và tử vong. Chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe được sử dụng rộng rãi trongđánh giá tình trạng sức khỏe của người có bệnh mạch vành sau điều trị nội khoa hay ngoại khoa vàcũng là đánh giá cơ bản hiệu quả của biện pháp trị liệu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc và mối liên quan đến CLCS về sứckhỏe thể chất ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng - Công cụ nghiên cứu: 146 người bệnh được chẩn đoán và điều trị NMCT cấp tạiBệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đồng ý tham gia vào nghiên cứu từ 1/4/2017 đến 30/6/2017.Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi về sự tuân thủ dùng thuốc MMAS-8 (Morisky MedicationAdherence Scale – 8 questions); bảng câu hỏi CLCS ở lĩnh vực sức khỏe thể chất (SF-36v2). Số liệuđược nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm R 3.4.0. Kết quả: Người bệnh sau NMCT tuân thủ dùng thuốc ở mức cao chiếm đa số là 69,2%, tuân thủở mức trung bình là 28,1% và chỉ khoảng 2,7% người bệnh tuân thủ dùng thuốc mức độ thấp. Sựkhác biệt điểm số trung bình về sức khỏe thể chất (PCS), chức năng thể chất (PF), vai trò thể chất (RP)và sức khỏe tổng quát (GH) ở người bệnh với mức độ tuân thủ dùng thuốc khác nhau không có có ýnghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, người bệnh tuân thủ dùng thuốc mức độ cao thì điểm số đau ngựccàng tăng (p=0,01, rho = 0,2). Kết luận: Người bệnh sau NMCT chưa hoàn toàn tuân thủ sử dụng thuốc với nhiều yếu tố liênquan cần được nghiên cứu thêm. Hành vi tuân thủ uống thuốc ở người bệnh có thể giúp cải thiện biểuhiện đau ngực nhưng chưa thấy rõ mối liên quan với CLCS ở lĩnh vực sức khỏe thể chất. Từ khóa: tuân thủ dùng thuốc, chất lượng cuộc sống, nhồi máu cơ timABSTRACT THE MEDICATION ADHERENCE AND ITS ASSOCIATION WITH QUALITY OF LIFE RELATING TO PHYSICAL HEALH AMONG POST- MYOCARDIAL INFARCTION PATIENTS Nguyen Van Trung, Vu Tri Thanh, Vu Thi Dao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 269 – 278 Background: Myocardial infarction is still the leading cause of death in both developed anddeveloping countries regarding to Vietnam. Medication non-adherence is also known worsening*Trường Đại học Trà Vinh **Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh*** Trường Cao đẳng Y tế Trà VinhTác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Văn Trung ĐT: 0979 2737 14 Email: trungnguyen@tvu.edu.vnHội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 269Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2018clinical outcomes including increased admissions, proceeded chronic conditions, high therapy cost andmortality. Health-related quality of life has been popularly used in assessment of health state amongcoronary atery disease patients undergone both medical and surgical therapies and also treatmenteffectiveness. Objective: to evaluate medication adherence level and its correlation with HRQoL in physicalhealth aspects among post-MI patients following up at University medical center, Ho Chi Minh City. Methods: Descriptive cross-sectional study. 146 participants diagnosed and treated with acutemyocardial infarction continued following up at Examination Ward in University Medical center, HoChi Minh City from April 1st 2017 to June 30th 2017. Instruments: using Vietnamese version ofMorisky Medication Adherence Scale – 8 questions and Physical Component Scale and its subscales in36-Item Short Form Survey version 2. Data was managed with Epidata 3.1 and analysed with R-software 3.4.0. Results: 69.2% of post-MI patients highly adhered prescribed medications, 28.1% of those withmoderate adherence and just 2.7% of those assessed with low adherence. The average scores of physicalcomponent scale (PCS), physical function (PF), role of physical health (RP) and general health (GH)were not significantly different among patients with various levels of medication adherence (p>0.05).Yet high adherence to medication related to increased mean scores of bodily pain (BP) w ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: