Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó Thật không may. những đứa trẻ vẫn chưa có đủ kỹ năng hay sự chín chắn, để thể hiện sự tức giận và chán nản của mình, theo các cách mà người lớn có thể chấp nhận - điều này lý giải tại sao mà những đứa trẻ đang tức giận, thì thường bị coi là những đứa trẻ có hành vi cư xử sai. Cả người lớn và trẻ con đều cần phải tìm ra những cách tích cực, có thể chấp nhận được, để xử lý những cảm xúc của bản thân, cho dù đó là những cảm xúc khó. Khi bạn trở nên tức giận hay xúc động quá mức, một điều thú vị sẽ diễn ra trong não bạn. Phần não trước trán - phần đảm nhận việc kiểm soát cảm xúc, điều tiết cơn bốc đồng, và phán đoán tốt - ngắt kết nối, để mặc bạn với những cơn xúc động mạnh và cảm xúc tự nhiên. (Điều này thường được biết đến như là việc mất bình tĩnh, điều mà thỉnh thoảng các bậc cha mẹ vẫn trải qua.) Hãy nhớ rằng tế bào thần kinh phản chiếu dễ dàng bắt được những cơn xúc động mạnh. Vì vậy khi bạn mất bình tĩnh, thì con của bạn cũng có thể giống như bạn - và ngược lại. Không thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả mà không có phần não trước trán, điều này giải thích nguyên nhân và tầm quan trọng của việc cần phải có một khoảng thời gian tạm nghỉ tích cực, để làm dịu lại cảm xúc, trước khi đi đến nỗ lực để giải quyết vấn đề. Khi một đứa trẻ tức giận, người lớn thường hay gọi nó là một cơn nổi giận. Tặng cho trẻ một cái ôm hay một khoảng thời gian tạm lắng (và phải hiểu rằng một đứa trẻ thì chưa thể xử lý được những cơn xúc động mạnh theo cách chín chắn) là bước đầu tiên giúp đỡ trẻ. Đôi khi cho phép trẻ cảm thấy tức giận, cho đến khi cơn tức giận tan biến đi, là cách hữu hiệu nhất. Sau đó bạn có thể áp dụng những câu hỏi thể hiện tính ham học hỏi để giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình, và tìm ra các giải pháp. Ngày càng có nhiều cha mẹ và những người trông trẻ có thể tìm cách xử lý cơn tức giận của một đứa trẻ, hơn là chỉ đơn giản đáp trả lại cơn nóng giận của trẻ. Sau khi trẻ lấy lại được sự bình tĩnh, bạn có thể dạy trẻ tự tìm hiểu việc tại sao trẻ tức giận. Bạn cũng có thể giúp trẻ nhận thức được rằng tức giận là cảm xúc tự nhiên sâu xa, và giúp trẻ học được những cách để xử lý cảm xúc. Tầm quan trọng của việc hiểu cảm xúc Michael Thompson, Dan Kindlon,William Pollock, và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng: Không một đứa trẻ nào sinh ra đã có vốn từ về cảm xúc, và việc sử dụng những từ ngữ diễn đạt cảm xúc của cha mẹ với con cái mình có tính quan trọng đặc biệt. Các bé trai thường phát triển các kỹ năng xử lý cảm xúc chậm hơn các bé gái. Thêm vào đó, nền văn hóa phương Tây thường cho rằng những cảm xúc như là sợ hãi, đau buồn, cảm giác cô đơn là ‘yếu đuối, và họ khuyến khích các bé trai phải kìm nén lại những cảm xúc đó. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, đơn giản để phản ánh, hay diễn tả cảm xúc sẽ dạy cho trẻ xác định được trẻ đang cảm thấy thế nào, và mỗi lần như vậy làm cho trẻ có thêm khả năng, và học được cách sử dụng những lời nói, thay vì dùng những hành vi không tốt để thể hiển cảm xúc. Làm thế nào để bé nhận ra và xử lý cảm xúc? Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng, để giúp trẻ nhận ra và thể hiện những xúc động mạnh. • Cùng trẻ vẽ một bức tranh diễn đạt cảm xúc bên trong của trẻ đang như thế nào. Nó có màu sắc không? Hay có âm thanh không? • Đề nghị trẻ nói về điều mà trẻ đang cảm nhận, thay vì thể hiện nó ra bằng hành động. Bởi vì hầu hết trẻ con đều vô thức nhận ra những cảm xúc của mình, và thường thiếu những từ ngữ để diễn tả cảm xúc một cách chính xác: Giống như là con đang cảm thấy bị tổn thương và muốn trả đũa ai đó. Con đang có một khoảng thời gian khó khăn vì đang giữ con tức giận trong người phải không? Khi con không có được điều con muốn, thì điều đó làm con cảm thấy tức giận đến nỗi, hầu như là con không thể chịu được phải không? Khi bạn phán đoán đúng cảm giác của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm, và được tin tưởng vì đã hiểu trẻ. • Hãy hỏi trẻ điều mà trẻ nhận thấy đang diễn ra trong cơ thể, khi trẻ thật sự tức giận. Bởi vì sự tức giận gây ra những phản ứng về thể chất (chất adrenalin được giải phóng ra, nhịp tim và nhịp thở tăng lên, những mạch máu giãn ra...), và hầu hết mọi người đều thật sự cảm thấy tức giận theo quy luật tự nhiên. Nếu như trẻ nói rằng khi tức giận trẻ cảm thấy bàn tay siết chặt, hay trẻ cảm thấy có một điểm thắt lại trong bụng, mặt cảm thấy nóng (tất cả những phản ứng thông thường), thì bạn có thể giúp trẻ nhận ra khi nào trẻ thật sự cảm thấy tức giận, và đưa ra các cách để làm dịu lại cảm xúc trước khi cơn tức giận vượt khỏi tầm kiểm soát. (Người lớn cũng vậy, chúng ta có thể thấy được lợi ích từ việc chú ý đến những biểu hiện tương ứng với cảm xúc của cơ thể.) • Giữ một tập hình vẽ những khuôn mặt có những biểu hiện cảm xúc khác nhau, chỉ cho trẻ thấy các hình vẽ, và hỏi trẻ rằng: Một trong những khuôn mặt này đang thể hiện cảm xúc giống như con đang cảm thấy có đúng không? • Đưa r ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệu ứng của cảm xúc chỉ số cảm xúc đối phó với những cảm xúc tiêu cực tác hại của cảm xúc rối loạn cảm xúc đối mặt với tiêu cựcTài liệu liên quan:
-
Bệnh lý thần kinh - tâm thần: Phần 1
79 trang 24 0 0 -
Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân
9 trang 24 0 0 -
TÁC HẠI CỦA CẢM XÚC TIÊU CỰC (2)
2 trang 22 0 0 -
Bài giảng Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
39 trang 22 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng triệu chứng đau ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn
9 trang 22 0 0 -
Chỉ số EQ và tương lai của trẻ
3 trang 20 0 0 -
3 trang 19 0 0
-
7 trang 18 0 0
-
9 lời khuyên của mẹ dành cho con gái
5 trang 18 0 0 -
Bắt nạt học đường và sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội
4 trang 17 0 0 -
Bài giảng Đại cương tâm thần học - ThS.BSNT. Lê Công Thiện
86 trang 17 0 0 -
Tiếp cận dựa trên thực chứng trong trị liệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên
12 trang 17 0 0 -
Bài giảng Yếu tố con người: Bài 6 - ThS. Nguyễn Kim Đức
8 trang 14 0 0 -
Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên - Ths.Bs. Nguyễn Thị Thanh Bình
22 trang 14 0 0 -
ĐỀ THI MẪU THAM KHẢO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
22 trang 13 0 0 -
Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)
8 trang 13 0 0 -
Lạm dụng bằng lời nói trong gia đình và rối loạn cảm xúc ở nạn nhân: Tổng quan nghiên cứu
21 trang 12 0 0 -
74 trang 12 0 0
-
6 trang 12 0 0
-
4 trang 12 0 0