Danh mục

Suy nghĩ về kế thừa và đổi mới sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông hiện hành

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.10 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biên soạn sách giáo khoa (SGK) là một khâu quan trọng trong cải cách giáo dục thời gian tới. Diện mạo SGK Ngữ văn trung học phổ thông sẽ có nhiều thay đổi. Đổi mới trên cơ sở kế thừa SGK Ngữ Văn trung học phổ thông hiện hành là con đường khả thi nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy nghĩ về kế thừa và đổi mới sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông hiện hànhTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 4b (2017): 189-193Vol. 14, No. 4b (2017): 189-193Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnSUY NGHĨ VỀ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚISÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN HÀNHĐinh Phan Cẩm Vân*Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhNgày Tòa soạn nhận được bài: 20-12-2016; ngày phản biện đánh giá bài: 08-3-2017; ngày chấp nhận đăng bài: 15-4-2017TÓM TẮTBiên soạn sách giáo khoa (SGK) là một khâu quan trọng trong cải cách giáo dục thời giantới. Diện mạo SGK Ngữ văn trung học phổ thông sẽ có nhiều thay đổi. Đổi mới trên cơ sở kế thừaSGK Ngữ Văn trung học phổ thông hiện hành là con đường khả thi nhất.Từ khóa: đổi mới, kế thừa, Ngữ văn, sách giáo khoa.ABSTRACTA Discussion on the Inheritance and Reformationof the Current Language Arts and Literature Textbooks for High SchoolsTextbooks compilation plays an important part in the process of education reform in the nextfew years. The form and contents of Language Arts and Literature textbooks for high schools willbe radically changed. Reformation based on the inheritance of the current Language Arts andLiterature textbooks is the most feasible scheme.Keywords: Inheritance, reformation, textbook, literature.Thay đổi SGK là thông lệ của bất kìnền giáo dục nào. Mỗi bộ sách chỉ phù hợptrong một thời gian nhất định; dài hay ngắntùy vào tầm nhìn của tập thể biên soạn vàchiến lược của ngành giáo dục. Những nămgần đây, giáo dục Việt Nam bước vào giaiđoạn cải cách mạnh mẽ, với tham vọng thayđổi “căn bản và toàn diện” nền giáo dụcnước nhà. Trong Đề án đổi mới chương trìnhSGK giáo dục phổ thông sau năm 2015, BộGiáo dục và Đào tạo đã đưa ra những yêucầu cụ thể về chương trình SGK mới đượcxây dựng theo quan điểm chuyển từ việctrang bị kiến thức sang hình thành năng lực,thực hiện giảng dạy chương trình theo tíchhợp và phân hoá (Bộ GD&ĐT, 2014).*SGK cần có những nội dung phù hợp vớimục tiêu giáo dục mới. SGK hiện hành đãđáp ứng đúng yêu cầu của ngành giáo dụctrong thời gian dài, mang tới nhiều hiểubiết phong phú và sâu sắc về văn học ViệtNam, văn học thế giới, cùng các kiến thứcvề tiếng Việt, làm văn... Nay, việc giảngdạy không hoàn toàn đi theo mô hìnhtruyền thống, không đơn thuần truyền thụkiến thức, do vậy cần có những thay đổi.Tuy nhiên, biên soạn SGK mới không phảilà “cắt đứt”, làm mới hoàn toàn với SGKhiện hành. Những thay đổi mang tính kếthừa bao giờ cũng dễ được tiếp thu và chấpnhận hơn cả. Bài viết của chúng tôi đưa ramột vài suy nghĩ về hướng kế thừa và đổiEmail: dinhphancamvan@yahoo.com.vn189TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMmới giữa SGK hiện hành và SGK “tươnglai”, nhằm tạo nên sự liên kết thiết thực vàhiệu quả nhất.1.Sách giáo khoa hiện hành nên lànguồn ngữ liệu cơ bảnVới mục đích truyền thụ kiến thức,việc lựa chọn tác giả, tác phẩm trong SGKhiện hành là bài bản và tinh tuyển. Việc lựachọn này trong chương trình Ngữ văn trunghọc cơ sở (THCS) và trung học phổ thông(THPT) đều theo trình tự thời gian: vănhọc dân gian, văn học trung đại, văn họccận hiện đại. Biên soạn theo trục thời giannhằm trang bị cho học sinh kiến thức vềtiến trình văn học, lịch sử văn học; đồngthời cũng giúp học sinh tiếp nhận các vấnđề có thứ tự trước sau, từ quá khứ đến hiệntại. Cách làm này đã có bề dày kinhnghiệm của nhiều thế hệ tác giả SGK vàđược trải nghiệm qua nhiều năm học.Mặt bất cập của cách biên soạn mônNgữ văn theo mô hình lịch sử văn học làhọc sinh phổ thông không đủ tầm bao quáttiến trình văn học dân tộc, chỉ tiếp nhậnnhững tác phẩm, tác giả lẻ tẻ, biệt lập.Ngay cả giáo viên cũng không ý thức hếtđiều này và phần lớn chú trọng phân tích,bình giảng tác phẩm. Các bài khái quát vềgiai đoạn văn học thường xem nhẹ, dạyqua loa, không chỉ ra được những quy luật,những yếu tố có tính bền vững, những biếnđổi ở từng giai đoạn (Chưa nói đến việc ởnhiều trường phổ thông phân công giảngdạy theo cách giáo viên chỉ dạy một khốilớp nhất định nào đó).Tuy vậy, hệ thống kiến thức củaSGK hiện hành vẫn có tác dụng trước yêu190Đinh Phan Cẩm Vâncầu đổi mới giáo dục. Chúng ta nên sửdụng các văn bản cũ để thực hiện các yêucầu mới, rèn luyện các kĩ năng: nghe, đọc,nói, viết. Việc mở rộng và thay thế các vănbản mới là cần thiết nhưng không nênchiếm số lượng áp đảo.Mặt khác, giáo viên - khâu trung giangiữa SGK và học sinh vẫn là những ngườicũ, nhưng chính họ là đối tượng giữ vai tròquyết định việc thành bại của chương trình.Lực lượng giáo viên không thể ngày mộtngày hai có được những thay đổi căn bản,đáp ứng yêu cầu đổi mới. Một khi vừa đưara mục tiêu, cách thức mới vừa ứng dụngtrên văn bản mới thì việc dạy học khó khănchồng khó khăn. Nắm được các văn bản cũđược coi là vốn của giáo viên phổ thông,cần được kích hoạt theo phương pháp mới.Bộ ba của quá trình dạy học: SGK, giáoviên, học sinh có mối quan hệ chặt chẽ.Giáo viên được coi là một trong ba “cộtđỡ” (chương trình và SGK, đổi mới côngcụ đánh giá, bồi dưỡng giáo viên và cán bộquản lí) cần củng cố khi giáo dục chuyểnsang tiếp cận năng lực. Thay đổi SGK bấtkể theo phương hướng nào, nếu bỏ qua yếutố giáo viên, hẳn sẽ không thể thành công.Và, nếu chỉ thay đổi SGK, không tính đếnthực lực của giáo viên thì công việc vẫn chỉdừng ở cấp độ lí thuyết.Làm một cuộc cách mạng, tạo nênnhững đột phá luôn là kì vọng của quátrình đổi mới. Tuy nhiên, từ thực tiễn ViệtNam và đặc trưng của giáo dục không nênđặt nặng vấn đề này. Những đổi mới củagiáo dục nói chung, SGK nói riêng đềuphải tính toán từ những vốn liếng, nền tảngTẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMđã có. Với giáo dục phổ thông, những thayđổi càng phải thận trọng. Hiệu ứng xã hộicủa chương trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: