Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu đến đất nông nghiệp của Việt Nam và một số giải pháp thích ứng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.76 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động của biến đổi khí hậu đến đất nông nghiệp của Việt Nam và một số giải pháp thích ứng" trình bày về việc thích ứng trong quá trình sử dụng đất được thể hiện thông qua một số giải pháp chính như: bảo vệ và phát triển rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; canh tác thông minh và tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình sử dụng đất thích ứng với BĐKH. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến đất nông nghiệp của Việt Nam và một số giải pháp thích ứng TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG Nguyễn Thị Thảo Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa Tóm tắt Biến đổi khí hậu đã, đang và vẫn sẽ diễn ra. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu mà chúng tathấy rõ rệt nhất là nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng cao, nước biển dâng. Điều này tác động trựctiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người ở mọi ngành, mọi lĩnh vực ở hiện tại và tương lai. ViệtNam là một trong năm quốc gia có khả năng dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu.Là một quốc gia với hơn 75 % dân số sống dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km và tại hai đồng bằngSông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi biến đổi khíhậu toàn cầu và nước biển dâng. Theo kịch bản nước biển dâng 1 m thì đồng bằng Sông Hồng sẽ bịngập 5.000 km2 và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất 15.000-20.000 km2. Tình trạng hạn hán, lũ lụtxảy ra thường xuyên hơn, do đó đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị mặn hoá, sa mạc hoá, nhiều loại sâubệnh phát triển trên cây trồng, vật nuôi; Sản lượng lương thực của Việt Nam dự báo sẽ giảm khoảng12 %. Do đó, cần phải có những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo được anninh lương thực, bảo vệ, sử dụng hiệu quả bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Thích ứng; Nước biển dâng; Chiến lược; Giải pháp. Abstract Impacts of climate change on agricultural land of Vietnam and proposing some solutions Climate change has been and will continue to happen. The manifestations of climate changethat we see most clearly are the increasing global temperature and seawater level rise. This hasa direct impact on the existence and development of people in every industry, in every field inthe present and in the future. Vietnam is one of five countries in terms of vulnerability to climatechange impacts. As a country with more than 75 % of the population living along a coastlineof more than 3.260 km and in the two deltas of the Red and Mekong rivers, Vietnam is amongthe countries most threatened by global climate change and seawater. According to the sea levelrise scenario of 1 m, the Red River delta will be flooded by 5,000 km2 and the Mekong delta willlose 15,000-20,000 km2. The effects of agricultural production are more frequent droughts andfloods, salinization of agricultural land, desertification, and many pests and diseases that developon crops and livestock, leading to higher yields. Vietnam’s food will be reduced by about 12 %.Therefore, it is necessary to have solutions to adapt to climate change in order to ensure foodsecurity, protect and sustainably use diverse land resources. Keywords: Climate change; Adaption; Sea level rise; Strategy; Solution. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, các hiểm họa và thách thức về môi trường không còn giới hạn trong phạm vi củatừng quốc gia hay từng khu vực mà đã mang tính toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhấtđối với nhân loại đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là những biểu hiện chính củabiến đổi khí hậu (BĐKH). Với hơn 75 % dân số sống dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Namlà một trong 5 quốc gia bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự BĐKH toàn cầu. BĐKH làm thay đổi chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn,… làm cho lượng dinh dưỡngtrong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn, khô hạn nhiều hơn. Nước biển dâng, thiên tai và các Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 411hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn ngày càng nhiều hơn vềdiện tích và độ mặn đặc biệt là ở vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự không đồng nhất về địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự phát triển kinhtế - xã hội đã tạo nên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đồng thời cũng gặp phải những tác động củasự thay đổi các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất khác nhau. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, diện tích đất bị mặn hoá, sa mạchoá cũng đang gia tăng, trong khi áp lực của gia tăng dân số ngày càng lớn, do đó sử dụng đấtthích ứng với BĐKH là tất yếu. Thích ứng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, chung sống hài hòavới thiên nhiên, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Việc thíchứng trong quá trình sử dụng đất được thể hiện thông qua một số giải pháp chính như: Bảo vệ vàphát triển rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; Canhtác thông minh và tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân trong quátrình sử dụng đất thích ứng với BĐKH. 2. Cơ sở lý thuyết và phương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: