Danh mục

TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA SEVOFLURANE VÀ ISOFLURANE TRÊN BỆNH NHÂN MỔ UNG THƯ GAN

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So sánh tác động của Sevoflurane và Isoflurane trên bình diện huyết động lực và chức năng gan, thận trên bệnh nhân bị ung thư gan trong và sau mổ. Bệnh nhân và phương pháp: Tiền cứu 98 trường hợp bệnh nhân ung thư gan được mổ chương trình tại Khoa Phẫu thuật-Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ 10/2004 đến 6/2006. Kết quả: Không thấy sự khác biệt đáng kể về huyết động trong và ngay sau mổ, cũng như về tác hại đối với chức năng gan và thận giữa hai nhóm Sevoflurane và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA SEVOFLURANE VÀ ISOFLURANE TRÊN BỆNH NHÂN MỔ UNG THƯ GAN TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA SEVOFLURANE VÀ ISOFLURANE TRÊN BỆNH NHÂN MỔ UNG THƯ GAN Tóm tắt Mục đích: So sánh tác động của Sevoflurane và Isoflurane trên bìnhdiện huyết động lực và chức năng gan, thận trên bệnh nhân bị ung thư gantrong và sau mổ. Bệnh nhân và phương pháp: Tiền cứu 98 trường hợp bệnh nhân ungthư gan được mổ chương trình tại Khoa Phẫu thuật-Gây mê Hồi sức, Bệnhviện Ung Bướu TP.HCM từ 10/2004 đến 6/2006. Kết quả: Không thấy sự khác biệt đáng kể về huyết động trong vàngay sau mổ, cũng như về tác hại đối với chức năng gan và thận giữa hainhóm Sevoflurane và Isoflurane. Kết luận: Isoflurane đáp ứng được yêu cầu cơ bản của phẫu thuật cắtgan trên bệnh nhân ung thư gan trong điều kiện của Bệnh viện Ung BướuTP.HCM hiện nay. ABSTRACT Purpose: To compare the impact of Sevoflurane and Isoflurane onperioperative hemodynamics and postanesthesia measures of hepatic andrenal function of hepatocellular carcinoma patients. Patients and Methods: 98 cases of hepatocellular carcinoma treatedby elective hepatic surgery from 10/2004 to 6/2006 in HCMC Cancer Centerwere studied prospectively. Results: No significant differences were observed betweenSevoflurane and Isoflurane in perioperative hemodynamics andpostanesthesia measures of hepatic and renal function. Conclusions: Isoflurane is still the anesthetic of choice for hepaticsurgery on hepatocellular carcinoma patients in the present condition ofHCMC Cancer Center. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư gan nguyên phát làm chết khoảng 1 triệu người mỗi năm trêntoàn thế giới(10). Ở Việt Nam ung thư gan nguyên phát rất thường gặp. Theoghi nhận ung thư quần thể năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ung thưgan đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới (1 8,7 %), hàng thứ haichung cho cả hai giới (12,4%) và hàng thứ năm ở nữ giới (6,3%)(7). Cho đến hiện nay phẫu thuật cắt gan được công nhận là phương phápđiều trị duy nhất có hiệu quả đối với ung thư gan(10). Gây mê trong phẫu thuật cắt gan trên các bệnh nhân ung thư gannguyên phát phải đối diện với nhiều thách thức lớn, chủ yếu là: (1) trước mổchức năng gan đã bị rối loạn nhiều (60-80% các trường hợp thường có tìnhtrạng xơ gan đi kèm(10)), (2) trong mổ nguy cơ rối loạn huyết động nặng nề(mất lượng máu lớn, kẹp cuống gan) Các thuốc mê sử dụng phải bảo đảm không hoặc ít gây tác hại chogan, không làm giảm lưu lượng máu qua gan. Trước nay Isoflurane thườngđược chọn để duy trì mê trong các trường hợp mổ cắt gan, do thuốc có tácdụng ổn định tuần hoàn, ngay cả khi mê sâu(6), không làm giảm lưu lượngmáu qua gan(8). Gần đây Sevoflurane, một loại thuốc mê bốc hơi thế hệ mớihơn Isoflurane, được dùng rộng rãi do các ưu điểm: khởi mê nhanh, thờigian thức tỉnh và rút ống nội khí quản nhanh hơn, nhưng vẫn kiểm soáthuyết động hiệu quả và an toàn như Isoflurane(3). Do vậy hiện naySevoflurane cũng đã được lựa chọn để duy trì mê trong các trường hợp mổcắt gan(6). Tuy nhiên trên thị trường thuốc hiện nay giá tiền của Sevoflurane vàmáy gây mê chuyên dùng đắt gấp nhiều lần so với Isoflurane. Tình hìnhbệnh nhân ở Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM là quá tải so với khả năng thudung (cơ sở vật chất, thuốc men và trang bị kỹ thuật). Bệnh nhân lại có hoàncảnh kinh tế khó khăn, phần lớn là người nghèo. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, chúng tôi đặt vần đề nghiêncứu nên sử dụng thuốc mê nào là thích hợp: Isoflurane hay Sevoflurane, đểgây mê cho bệnh nhân mổ ung thư gan ở Bệnh viện Ung Bướu TP. HCMhiện nay. Mục tiêu nghiên cứu 1. So sánh tác động của Sevoflurane và Isoflurane trên bình diệnhuyết động lực và chức năng gan-thận trên bệnh nhân bị ung thư gan trongvà sau mổ. 2. Lựa chọn thuốc mê thích hợp cho người bệnh ung thư gan cần mổtại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong điều kiện hiện nay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân phẫu thuật gan theochương trình tại Khoa Phẫu thuật-Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Ung BướuTP. HCM từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2006. Tiêu chuẩn lựa chọn + Các bệnh nhân mổ với chẩn đoán ung thư gan nguyên phát. + Phân loại thể trạng bệnh nhân trước mổ ASA I-III. + Phân loại Child-Pugh A. Tiêu chuẩn loại trừ + Các trường hợp ung thư gan đã mổ tái phát. + Xét nghiệm chức năng thận bất thường. Phương pháp nghiên cứu + Tiền cứu ngẫu nhiên, mô tả và phân tích. + Bệnh nhân được lựa chọn vào hai nhóm nghiên cứu: Nhóm Isoflurane: Duy trì mê bằng Isoflurane. Nhóm Sevoflurane: Duy trì mê bằng Sevoflurane. Bệnh nhân của cả hai nhóm đều được tiền mê và khởi mê giống ...

Tài liệu được xem nhiều: