Danh mục

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Nội dung 1: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPT

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.74 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Nội dung 1: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPT với mục tiêu nhằm hướng dẫn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT thực hiện quản trị hoạt động dạy học, giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Nội dung 1: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPTG36 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÊN MÔ ĐUN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Lưu hành nội bộ) HÀ NỘI, 2020 KÍ HIỆU VIẾT TẮTTừ viết tắt Nghĩa đầy đủGV Giáo viênCBQL Cán bộ quản lýBD Bồi dưỡngHS Học sinhCTGD Chương trình giáo dụcCTGDPT Chương trình giáo dục phổ thôngTH Tiểu họcTHCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thôngĐHSP Đại học sư phạmĐHGD Đại học Giáo dụcHVQLGD Học viện Quản lý giáo dụcGDPT Giáo dục phổ thôngGDĐT Giáo dục và Đào tạoHĐGD Hoạt động giáo dụcHĐTN Hoạt động trải nghiệmPPDH Phương pháp dạy họcKTĐG Kiểm tra đánh giáNCBH Nghiên cứu bài họcCSVC Cơ sở vật chấtTBDH Thiết bị dạy học BAN XÂY DỰNG TÀI LIỆU QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGSTT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ 1 PGS. Trần Hữu Hoan Học viện Quản lý giáo dục Trưởng ban 2 TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Học viện Quản lý giáo dục Thành viên Trường Đại học Giáo dục 3 PGS.TS. Phạm Văn Thuần Thành viên – Đại học Quốc gia Hà Nội 4 ThS. Hà Xuân Nhâm Trường THPT Phan Huy Chú Thành viên 5 TS. Phạm Xuân Hùng Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 6 TS. Trịnh Văn Cường Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 7 TS. Nguyễn Thị Thanh Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 8 TS. Hà Thanh Hương Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 9 ThS. Kim Mạnh Tuấn Học viện Quản lý giáo dục Thành viên10 ThS. Lê Thành Kiên Học viện Quản lý giáo dục Thành viên12 ThS. Trương Vĩnh Bình Học viện Quản lý giáo dục Thư ký14 CN. Vũ Bích Ngọc Học viện Quản lý giáo dục Thư ký15 CN. Lương Thị Minh Phương Học viện Quản lý giáo dục Thư ký CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ Chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục phổ thông là vănbản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chấtvà năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương phápđánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồngthời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sởgiáo dục phổ thông. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử củacon người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người; Phẩm chất được đánh giá thông qua hành vi. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tốchất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợpcác kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trongnhững điều kiện cụ thể. Năng lực được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động. Môn học: Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhàtrường có cấu trúc và lôgíc phù hợp với các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng,phù hợp với những quy luật tâm – sinh lí của dạy học. Hoạt động giáo dục: Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt độnggiáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm. Trải nghiệm: Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinhnghiệm, từ đó vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. Hướng nghiệp: Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiếnhành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khảnăng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân vớinhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Giáo dục STEM: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáodục STEM là một cách tiếp cận liên môn trong học tập, ở đó những khái niệm họcthuật chính xác được kết hợp với bài học thực tiễn khi học sinh vận dụng khoa học,công nghệ, kĩ thuật và toán học trong một bối cảnh cụ thể, tạo nên sự kết nối giữa nhàtrường, cộng đồng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: