Danh mục

Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 3

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (61 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích, tác dụng của luyện tập thể dục thực dụng Giới thiệu và luyện tập các kiểu leo dây: 3 nhịp (phối hợp chân và tay), 2 nhịp (tay co tay duỗi), 2 nhịp (thẳng tay). 2. Dạy các động tác cõng, kiệu (2 tay), mang vác, khiêng."Mục tiêu: - Xác định được kiến thức cơ bản kĩ thuật động tác thể dục thực dụng. - Thực hiện khá chính xác các kĩ thuật cơ bản về Thể dục thực dụng. - Tôn trọng môn học này, Thể hiện ý thức tự giác tích cực trong học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 3 Chủ đề 3: Thể dục thực dụng Chủ đề 3 gồm 2 tiết, bao gồm 2 nội dung chính đó là: 1. Mục đích, tác dụng của luyện tập thể dục thực dụng Giới thiệu và luyện tập các kiểu leo dây: 3 nhịp (phối hợp chân và tay), 2 nhịp (tay cotay duỗi), 2 nhịp (thẳng tay). 2. Dạy các động tác cõng, kiệu (2 tay), mang vác, khiêng. Mục tiêu: - Xác định được kiến thức cơ bản kĩ thuật động tác thể dục thực dụng. - Thực hiện khá chính xác các kĩ thuật cơ bản về Thể dục thực dụng. - Tôn trọng môn học này, Thể hiện ý thức tự giác tích cực trong học tập thể dục thựcdụng. Hoạt động 1: Nghiên cứu Mục đích, tác dụng của luyện tập Thể dục thực dụng. Tập luyện các kiểu leo dây: 3 nhịp ( phối hợp chân và tay ),2 nhịp (tay co tay duỗi), 2 nhịp (thẳng tay)(1 tiết) Thông tin hoạt động 1 1. Mục đích, ý nghĩa tác dụng của luyện tập thể dục thực dụng a. Khái niệm: Thể dục thực dụng là loại hình thể dục thuộc nhóm thể dục nhằm mục đích sứckhoẻ- văn hoá - xã hội. Mục đích chính của loại hình thể dục này là ứng dụng các bài tậpthể dục vào đời sống, lao động sản xuất, chiến đấu và phòng chống, chữa một số bệnh vềcơ khớp và bệnh mãn tính. Căn cứ vào mục đích ứng dụng người ta phân thể dục thực dụng thành một số loạisau: Thể dục thực dụng quân sự, Thể dục lao động, Thể dục vệ sinh, Thể dục bổ trợ Thểthao, Thể dục chữa bệnh, Thể dục dưỡng sinh. Nội dung chính của loại hình Thể dục này là các bài tập phát triển chung và các bàitập được rút ra từ các môn Thể thao khác nhau, được vận dụng một cách khoa học và phùhợp với nhiệm vụ và đối tượng cụ thể.Ví dụ: Đối với các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang là các bài tập đội hình đội ngũ, cácbài tập đi, chạy nhảy, ném, leo trèo, bò toài, các bài tập vượt chướng ngại vật,các bài tập mang vác và các kĩ năng chiến đấu… Đối với vận động viên các môn Thể thao là các bài tập nhằm phát triển các tiền đềthành tích cho các môn thể thao như : Phát triển các tố chất thể lực, năng lực phối hợpvận động, năng lực mềm dẻo và rèn luyện các phẩm chất tâm lý chuyên môn cần thiết.Ngoài ra nó còn góp phần xúc tiến nhanh quá trình hồi phục cho vận động viên sau cáccuộc thi đấu hoặc sau các buổi tập có lượng vận động lớn. Đề phòng và chống cong vẹocốt sống cho học sinh, làm các bài tập rèn luyện tư thế đúng, các bài tập gập, duỗi, kéogiãn và thả lỏng cột sống. b . ý nghĩa: Thể dục thực dụng có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc và tính thực tiển cao. Tậpluyện thể dục thực dụng không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trực tiếp mà còn là biện pháp rấttốt để phát triễn cơ thể toàn diện, rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, lòngkiên trì và sáng tạo. Vì vậy thể dục thực dụng góp phần tích cực vào việc chuẩn bị nguồnnhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Ngoàira thể dục thực dụng còn là một phương tiện tích cực trong việc phòng và chữa bệnh tật,đặc bịêt là các bệnh về vận động và các bệnh mạn tính. 2. Leo dây Cách kẹp dây bằng chân: Chân trái vòng phía trước dây, dùng mu bàn chân nângdây, gót chân phải đè chắc lên dây. - Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay đưa lên cao, nắm chắc dây. - Kĩ thuật: Có các kĩ thuật sau ( H.93,94 ) + Leo dây ba nhịp. Nhịp 1: Co hai chân lên cao kẹp dây. Nhịp 2: Đạp thẳng chân đồng thời co hai tay đưa người lên cao. Nhịp 3: Lần lượt leo hai tay lên cao nắm dây. + Leo hai nhịp. Nhịp 1: Co hai chân lên cao kẹp dây. Nhịp hai: Đạp thẳng chân, đồng thời co hai tay đưa người lên cao. Lần lượt hai tay leo lên cao nắm dây. + Leo một nhịp. Chuẩn bị: Nắm dây, tay cao, tay thấp, dây ở giữa hai chân. Hai chân đưa lên cao vuông góc với thân. Giữ tư thế thân người, lần lượt co từng tay đưa người lên cao. H. 94: Leo dây 3 nhịp. H. 95: Leo dây 2 nhịp Nhiệm vụ: - Bạn hãy đọc các thông tin: + ý nghĩa, tác dụng của tập luyện thể dục thực dụng. + Kĩ thuật leo dây: 3 nhịp (phối hợp chân và tay), 2 nhịp (tay co tay duỗi), 2 nhịp(thẳng tay)… - Thảo luận và tập luyện ở nhóm: + Trong thực tế những nội dung của thể dục thực dụng có tác dụng và ý nghĩa nhưthế nào? + Từng đại diện nhóm nêu quan điểm của mình khi học thể dục thực dụng? + Từng cá nhân thực hiện kĩ thuật leo dây theo sự hiểu biết và nắm bắt của mình. + Cá nhân tập luyện có sự giúp đỡ của bạn. + Giáo viên quan sát theo dỏi tập luyện góp ý kiến củng như hướng dẫn tập luyện + Giáo viên làm mẫu cho từng nhóm. - Tập luyện cả lớp ( báo cáo kết quả học tập ) Các nhóm cử 1-2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện. Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện. Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: