Danh mục

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THPT năm học 2016-2017

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THPT năm học 2016-2017 nhằm giúp cho giáo viên nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra, xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, từng chương, từng bài trong bộ môn Công nghệ THPT. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THPT năm học 2016-2017 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ----------  ---------- TÀI LIỆUBỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MÔN KTNN CẤP THPT (Lưu hành nội bộ) Quảng Bình, 2016 Lời nói đầu Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trongquá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin vềtrình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho nhữngđiều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và chobản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ,phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ đượcdùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường do giáo viên nên còn một sốhạn chế: - Bài kiểm tra không thể hiện được nhiều nội dung kiến thức mà học sinh đượchọc ở trường. - Chỉ kiểm tra được những kiến thức học sinh ghi nhớ từ SGK, không kiểm trađược những kiến thức liên quan khác. - Chưa quan tâm hướng dẫn học sinh cách học, ôn tập, cách thức làm bài, chưachỉ ra những điểm còn yếu cần khắc phục nhưng giáo viên vẫn yêu cầu học sinh phảilàm bài tốt. - Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh chưa chính xác, chưa phản ánh được kếtquả học tập trong cả quá trình. - Cho điểm không thống nhất giữa các giáo viên cùng trường và giữa cáctrường còn khá phổ biến. Vì vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên cần nắm vững quy trình biên soạn đề kiểmtra, xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, từng chương,từng bài. Tài liệu nhằm giúp cho giáo viên nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra,xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, từng chương, từng bàitrong bộ môn Công nghệ THPT.I. CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔNCÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG THPT: 1. Vai trò của kiểm tra, đánh giá: a. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá: Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, không thểthiếu. Trong đó, kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mụctiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Căn cứ mục tiêu dạy họcđể quyết định nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá. Do đó, có thể quan niệm kiểm tra đánh giá như sau: - Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiệnmục tiêu dạy học. - Đánh giá là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học,đánh giá đúng hay chưa đúng tùy thuộc ở mức độ khách quan, chính xác của kiểmtra. Kiểm tra đánh giá phải căn cứ mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục, cụ thể làcăn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh đã được quy địnhtrong chương trình giáo dục phổ thông. Kiểm tra và đánh giá là 2 khâu trong một quytrình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, trong đó kiểm tralà khâu đi trước (không kiểm tra thì không có căn cứ đánh giá, chỉ kiểm tra khôngđánh giá thì không thực hiện được mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá). Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là 2 mặt thống nhấthữu cơ của quá trình dạy học, trong đó đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mớiphương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi mớikiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá chỉ phát huy hiệu quả cuốicùng khi thông qua đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nângcao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới tối ưu hóaphương pháp dạy học của giáo viên và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá để tối ưuhóa phương pháp học tập của mình. Trong quá trình dạy và học, phải kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giácủa học sinh để phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập. Kiểm tra đánh giá chỉ có hiệu lực sư phạm thuyết phục và thân thiện khi bảođảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng, động viên học sinh phát huy vai tròtích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện. Đánh giá dễ dãi, cao hơn thựctế sẽ đi đến triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên và ngược lại đánh giá khắt khe quámức hoặc với thái độ kém thân thiện sẽ ức chế tình cảm trí tuệ, giảm vai trò tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh. Tùy theo mục tiêu đánh giá, khi đánh giá có thể dựa trên kết quả định tính (đánhgiá bằng nhận xét) hoặc kết quả định lượng (đánh giá bằng minh chứng lượng hóa).Hoạt động đánh giá có 2 chức năng cơ bản: + Xác định kết quả đạt được của việc thực hiện mục tiêu dạy học. + Thông báo kết quả đánh giá cho người dạy v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: