Danh mục

Tài liệu thực tập Vi sinh

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu thực tập Vi sinh gồm một số nội dung chính sau: nhuộm gram – kháng sinh đồ; cầu khuẩn gram dương; trực khuẩn gram âm; lấy và chuyển bệnh phẩm; các phương pháp thanh trùng;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu thực tập Vi sinh KHOA Y – ĐẠI HỌC TRÀ VINHTÀI LIỆU THỰC TẬP VI SINH DÀNH CHO Y2 BỘ MÔN VI SINH HỌC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2020 MỤC LỤCNỘI QUI PHÒNG THÍ NGHIỆM......................................................................... 2SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI ĐỂ KHẢO SÁT VI KHUẨN .................................. 3CÁCH LẤY VI KHUẨN ĐỂ CẤY VÀ LÀM PHẾT NHUỘM .......................... 5VÀI ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT KHI LẤY/CẤY CHUYỂN VI KHUẨN ........ 6BÀI 1: NHUỘM GRAM – KHÁNG SINH ĐỒ .................................................... 7BÀI 2: CẦU KHUẨN GRAM DƢƠNG .............................................................. 10BÀI 3: TRỰC KHUẨN GRAM ÂM.................................................................... 14BÀI 4: LẤY VÀ CHUYỂN BỆNH PHẨM ......................................................... 17BÀI 5: CÁC PHƢƠNG PHÁP THANH TRÙNG .............................................. 23BÀI 6: PHẢN ỨNG HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN ...................................... 27TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 27 NGƢỜI BIÊN SOẠN PGS, TS, BS Võ Thị Chi Mai 1 NỘI QUI PHÒNG THÍ NGHIỆM Sinh viên đến thực tập tại phòng thí nghiệm vi sinh phải: - Cắt móng tay ngắn. - Cắt tóc ngắn hoặc kẹp tóc thật gọn gàng. - Trước khi vào phòng thí nghiệm, mặc áo choàng sạch theo qui định của Khoa. - Đúng giờ. Trễ quá 10 phút, xem như vắng không phép. Vắng học phải được sự cho phép của người quản lý lab hoặc điều phối viên. - Không tự ý chuyển nhóm học, nếu có việc bận cần chuyển nhóm với sinh viên khác để tránh quá tải sinh viên – dụng cụ. Khi đến thực tập, sinh viên chịu trách nhiệm về các dụng cụ đã sử dụng buổi học. Hễ bị mất hay làm hư hỏng thì phải mua trả lại. Các đồ dùng mang theo: - Vở thực tập, bút viết, khăn giấy. Để tránh sự lây nhiễm nguy hiểm: - Không để cặp-ba lô lên bàn thực tập. - Không ăn uống trong giờ học. Không đùa giỡn trong phòng thí nghiệm. - Đặt đồ dùng đúng chỗ qui định (thí dụ: pipette để vào bình đựng thuốc sát trùng; lam kính đã dùng để vào thố đựng nước sát trùng; vòng cấy, kim cấy cắm trong giá; các lọ thuốc nhuộm để ngay đúng các vị trí trong giá nhuộm). - Phải đốt vòng/kim cấy trước và sau khi dùng. Không bao giờ để vòng/kim cấy chưa đốt lên mặt bàn. - Phải cẩn thận khi cầm lam kính đã làm phết vì vi khuẩn ở đây có thể còn sống. - Không được mang dụng cụ ra khỏi phòng thí nghiệm. - Nếu đánh rơi vãi bất cứ vật gì nhiễm trùng phải lập tức đổ dung dịch sát trùng lên. Nếu bị tai nạn phải báo ngay cho cán bộ phụ trách. - Giữ gìn phòng thí nghiệm sạch sẽ. - Không được: vẽ, viết lên tường/lên bàn, nhổ lên sàn, nhổ vào bồn rửa, vứt rác bừa bãi. - Phải theo đúng chỉ dẫn của giảng viên. Sau mỗi buổi thực tập, sinh viên phải kiểm tra dụng cụ, cất kính hiển vi, phun cồn 70o khử khuẩn mặt bàn thực tập. Rửa tay bằng nước xà phòng. Sinh viên phải đọc kỹ bài thực tập trước mỗi buổi thực tập để khỏi mất thì giờ và thu được kết quả tốt. Vắng một buổi thực tập sinh viên không được thi cuối khóa. PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH 2 SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI ĐỂ KHẢO SÁT VI KHUẨNI. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC 1. Cách tìm vi trường: Nhỏ một giọt dầu soi kính lên tiêu bản, đặt lam kính lên giá để vật. Xoay vật kính dầu (vật kính 100X) về đúng nấc. Nhẹ nhàng hạ vật kính xuống sao cho vật kính xuống sát tiêu bản và nhúng vào trong giọt dầu. Tránh hạ vật kính xuống quá thấp làm vỡ tiêu bản. Điều chỉnh để có ánh sáng thích hợp: - Nâng kính tụ quang lên hết mức. - Mở hết chắn sáng. - Bỏ lọc sáng (nếu có). Nhìn vào thị kính, dùng tay xoay ốc sơ cấp (ốc lớn) cho tới khi thấy được vi trường thì dừng ngay. Chuyển sang điều chỉnh bằng ốc thứ cấp (ốc nhỏ) cho tới khi hình ảnh rõ nét. 2. Cách quan sát tiêu bản: Mắt nhìn vào thị kính. Một tay điều chỉnh ốc thứ cấp để cho hình ảnh luôn rõ nét. Một tay điều chỉnh hai ốc chỉnh biên độ để di chuyển vị trí quan sát. Cần quan sát một mẫu vật trên tiêu bản một cách tuần tự theo đường zig-zag. Nhận xét chi tiết quan sát được: - Chọn nơi vi khuẩn không quá dày. - Xác định hình thể của vi khuẩn. - Cách bắt màu nhuộm. - Cách sắp xếp của vi khuẩn. - Đối với tiêu bản nhuộm từ bệnh phẩm, cần chú ý đến các tế bào khác ngoài vi khuẩn: bạch cầu đa nhân, bạch cầu ...

Tài liệu được xem nhiều: