Danh mục

Tài liệu tín dụng ngân hàng - chương 4

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 179.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 4 Quản lý rủi ro tín dụng. Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng đứng trên cả hai góc độ khách hàng và ngân hàng. Học xong chương này sinh viên có thể: · Hiểu được quan hệ giữa rủi ro tín dụng trong hoạt động của khách hàng và của ngân hàng. Từ đó, hiểu được tại sao cần xem xét quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn liền với quản lý rủi ro tín dụng của khách hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tín dụng ngân hàng - chương 4 Chương 4 : QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG MỤC TIÊU QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ CỦA NGÂN HÀNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP MỤC TIÊU Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng đứng trên cả hai góc độ khách hàng và ngân hàng. Học xong chương này sinh viên có thể: • Hiểu được quan hệ giữa rủi ro tín dụng trong hoạt động của khách hàng và của ngân hàng. Từ đó, hiểu được tại sao cần xem xét quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn liền với quản lý rủi ro tín dụng của khách hàng. • Biết tư vấn và thực hiện các giao dịch nhằm hỗ trợ cho khách hàng quản lý rủi ro tín dụng. • Biết cách phân tích xác định nguồn gốc rủi ro tín dụng của ngân hàng. Biết cách thực hiện các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. • QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ CỦA NGÂN HÀNG Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng khách nợ không thể trả nợ cho chủ nợ. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, khách nợ chính là doanh nghiệp, còn chủ nợ là ngân hàng cho doanh nghiệp, là khách hàng của ngân hàng, vay vốn. Tuy nhiên, xét trên phạm vi rộng, quan hệ tín dụng không dừng lại ở đây. Đến lượt doanh nghiệp, sau khi nhận vốn vay từ ngân hàng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp có thể phát sinh quan hệ tín dụng thương mại dưới hình thức bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Đến đây, doanh nghiệp lại là chủ nợ của một số doanh nghiệp khác. Quá trình cứ như thế tiếp tục, kéo dài và liên quan đến nhiều doanh nghiệp khác nhau. Trong chuỗi các quan hệ tín dụng chằng chịt ấy, chỉ cần một khâu hay một đối tượng doanh nghiệp nào đó gặp rủi ro có thể ảnh hưởng lan tỏa đến toàn bộ dây chuyền, trong đó có ngân hàng. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả cần chú ý đến quản lý rủi ro tín dụng của cả khách hàng lẫn ngân hàng, mặc dù cơ chế và giải pháp quản lý rủi ro rất khác nhau. Thực tiễn quản lý tín dụng ở Việt Nam trước đây và thỉnh thoảng hiện nay đã chứng kiến nhiều vụ đổ bể tín dụng, kể cả quy mô lớn và nhỏ, mang tính chất dây chuyền trong đó liên quan và liên đới trách nhiệm đến cả khách hàng lẫn ngân hàng. Đây cũng là bằng chứng thực tiễn cho thấy rủi tín dụng của khách hàng có tác động nhất định đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó, không nên quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng tách biệt rủi ro tín dụng của khách hàng. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG Phần trước đã chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng của khách hàng với rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần hỗ trợ cho khách hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, quản lý là công việc riêng của từng tổ chức, do lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức đó quyết định và thực hiện. Cho nên, ngân hàng không thể đơn giản can thiệp vào quản lý rủi ro tín dụng của doanh nghiệp theo kiểu áp đặt của ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý rủi ro tín dụng gián tiếp thông qua hai hoạt động là tư vấn chính sách tín dụng và cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp. Tư vấn chính sách tín dụng Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên cung cấp tín dụng, vì thế, có kinh nghiệm hơn khách hàng trong việc xây dựng chính sách tín dụng. Đối với doanh nghiệp, chính sách tín dụng thể hiện cụ thể ở chính sách bán chịu của doanh nghiệp, bởi vì tín dụng doanh nghiệp cung cấp là tín dụng thương mại thông qua bán chịu hàng hóa. Thông qua nghiệp vụ tư vấn tài chính, ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quyết định chính sách bán chịu phù hợp. Giả sử bạn là nhân viên phụ trách tư vấn tài chính cho doanh nghiệp quản lý rủi ro tín dụng, bạn cần chú ý những vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng được trình bày như dưới đây. 122 Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hoá. Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận với chi phí và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu thông qua sự kiểm soát của giám đốc doanh nghiệp. Giám đốc có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận với chi phí và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. Liên quan đến quyết định chính sách bán chịu, doanh nghiệp cần chú ý đến các quyết định như tiêu chuẩn bán chịu (credit sta ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: