Thông tin tài liệu:
Tâm lí đám đông và Phân tích cái TôiSigmund Freud Phạm Minh Ngọc dịch 7 7. Đồng nhất hoá Phân tâm học cho rằng đồng nhất hoá là biểu hiện sớm nhất của liên kết tình cảm với người khác. Đồng nhất hoá đóng vai trò nhất định trong việc phát triển mặc cảm Ơđíp. Đứa bé trai rất thích cha nó, nó muốn được trở thành như bố nó, nó muốn thay thế bố nó trong mọi hoàn cảnh. Ta có thể nói: người cha là nhân vật lí tưởng của nó. Thái độ đó không phải là thụ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 7 Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc dịch 77. Đồng nhất hoá Phân tâm học cho rằng đồng nhất hoá là biểu hiện sớm nhất của liên kết tìnhcảm với người khác. Đồng nhất hoá đóng vai trò nhất định trong việc phát triểnmặc cảm Ơđíp. Đứa bé trai rất thích cha nó, nó muốn được trở thành như bố nó, nómuốn thay thế bố nó trong mọi hoàn cảnh. Ta có thể nói: người cha là nhân vật lítưởng của nó. Thái độ đó không phải là thụ động hay nữ tính đối với bố (hay vớiđàn ông nói chung) mà ngược lại đấy hoàn toàn là nam tính. Thái độ ấy hoàn toàndung hoà với mặc cảm Ơđíp và góp phần thúc đẩy mặc cảm này. Đồng thời với quá trình đồng nhất hoá với cha, đứa bé bắt đầu coi mẹ là đốitượng libido. Như vậy là đứa bé bộc lộ hai liên kết khác nhau về mặt tâm lí: vớimẹ là khao khát dục tính còn với cha là sự đồng nhất hoá với nhân vật lí t ưởng. Cảhai mối liên kết cùng tồn tại bên cạnh nhau một thời gian mà không ảnh hưởngđến nhau, không gây xáo trộn gì cho nhau. Nhưng dần dần hoạt động tinh thần điđến chỗ thống nhất, hai mối liên kết va chạm nhau và nhờ sự qui tụ đó mà xuấthiện hội chứng Ơđíp. Đứa trẻ nhận thấy rằng bây giờ ông bố đã cản trở nó trênđường đến với mẹ; sự đồng nhất với cha có pha chút ác cảm và trở thành đồngnhất với ước muốn thay thế cha kể cả trong quan hệ với mẹ. Đồng nhất hoá có tínhcách nước đôi ngay từ đầu [4] , nó vừa là biểu hiện tình cảm âu yếm vừa là ướcmuốn loại trừ cha. Nó thể hiện ra như là nhánh của giai đoạn đầu, giai đoạn“miệng” trong việc hình thành libido, trong giai đoạn đó đứa trẻ hấp thu đối tượngyêu quí bằng cách ăn và bằng cách đó hủy diệt ngay chính đối t ượng. Như ta đãbiết thì mọi ăn thịt người dừng lại ở giai đoạn phát triển này: hắn chén cả ngườihắn ghét lẫn người hắn yêu.. Việc đồng nhất hoá với cha sẽ không để lại dấu vết gì. Có thể xảy ra hiện tượngsau đây: khi đứa trẻ mang nữ tính thì người cha sẽ bị coi là đối tượng đáp ứng dụctính và khi đó sự đồng hoá với bố trở thành sơ kì của liên kết đối tượng. Đứa congái cũng có thái độ tương tự như vậy với mẹ nó. Sự khác nhau chỉ là một đằng thìđồng nhất hoá với cha còn đằng khác thì coi cha là đối tượng. Trong trường hợpthứ nhất người cha là đối tượng để trở thành, trường hợp thứ hai thì người cha làđối tượng chiếm hữu. Như vậy, sự khác nhau là mối liên kết tình cảm này liênquan đến chủ thể hay khách thể của cái “Tôi”. Vì vậy mối liên kết thứ nhất có thểtồn tại trước khi có sự lựa chọn đối tượng dục tính. Rất khó mô tả sự khác biệt đóbằng tâm lí siêu hình. Ở đây chỉ cần ghi nhận rằng sự đồng nhất hoá dẫn đến việctạo lập cái “Tôi” của mình theo hình mẫu của người khác, người được coi là “lítưởng”. Chúng tôi phân biệt một sự đồng nhất hoá khỏi những mối liên hệ phức tạptrong trường hợp suy nhược thần kinh như sau. Một bé gái mà chúng tôi quan sátcó cùng một triệu chứng bệnh lí như người mẹ, thí dụ cùng bị những cơn ho daidẳng. Chuyện đó có thể xảy ra bằng những cách khác nhau: đấy có thể l à sự đồngnhất hoá với mẹ, sinh ra bởi mặc cảm Ơđíp, nghĩa là ước muốn thế chỗ của mẹ;triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của tình yêu đối với cha, nó thực hiệnchính việc thay thế mẹ, đứa bé bị ảnh hưởng bởi cảm giác tội lỗi: mày muốn là mẹư, thì mày được rồi đó, mày ho như mẹ đó. Đấy là toàn bộ cơ chế hình thànhchứng loạn thần kinh (hysterie). Có cả triệu chứng tương tự với triệu chứng củangười mà đứa trẻ yêu (ví dụ cô bé Dora trong Bruchstück einer Hysterieanalysebắt chước chứng ho của cha); trong trường hợp này ta có thể mô tả thực chất vấnđề như sau: đồng nhất hoá chiếm chỗ của lựa chọn đối tượng, còn lựa chọn đốitượng thoái hoá thành đồng nhất hoá. Chúng ta đã nghe rằng đồng nhất hoá là hìnhthức sớm nhất, hình thức đầu tiên của mối liên kết tình cảm; khi có dấu hiệu triệuchứng, nghĩa là sự dồn nén và khi các cơ chế vô thức chiếm ưu thế thì thườngđáng lẽ lựa chọn đối tượng thì người ta lại đồng nhất hóa với đối t ượng, nghĩa là“Tôi” nhận những phẩm chất của đối tượng. Chúng ta nên để ý rằng trong đồng nhất hóa, cái “Tôi” đôi khi sao chép ng ườinó yêu, đôi khi sao chép người nó ghét. Chúng ta cũng phải nhớ rằng trong cả haitrường hợp, đồng nhất hoá cũng chỉ là phần nào, rất hạn chế, nó chỉ mượn một nétnào đó của người mà nó nhận làm đối tượng mà thôi. Trường hợp thứ ba, hay xảyra và quan trọng là trường hợp sự đồng nhất hóa không tùy thuộc vào quan hệlibido với đối với người mà nó sao chép. Ví d ụ một cô nữ sinh nội trú nhận đượctừ người yêu bí mật một bức thư gợi lòng ghen, cô ta phản ứng bằng cách nổi cơnloạn thần kinh, thì một vài cô bạn của cô ta biết chuyện và bị lây cơn loạn đó,chúng tôi gọi đó là truyền nhiễm tâm thần. Ở đây cơ chế đồng nhất hoá, trên cơ sởmột ước muốn được ở hoặc một khả năng ở cùng hoàn cảnh, đã được kích hoạt.Các cô ...