Tầm nhìn Trần Nhân Tông với học thuyết Cư trần lạc đạo
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm nhìn Trần Nhân Tông với học thuyết Cư trần lạc đạo Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129, Số 6E, 2020, Tr. 05–15; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.5899 TẦM NHÌN TRẦN NHÂN TÔNG VỚI HỌC THUYẾT CƯ TRẦN LẠC ĐẠO Thích Phước Đạt* Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 750 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh, Việt NamTóm tắt. Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, vị anh hùng dân tộc và là vị thiền sư đắc đạo khai sáng raThiền phái Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Cũng như các Phật tử đời Trần, với niềm tin vào Đạo Phật,Trần Nhân Tông đã coi mình là Phật vì Phật không phải ở đâu xa, do đó phải sống và hành động nhưPhật. Trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc đạo lý nhà Phật, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xây dựng học thuyếtCư trần lạc đạo nhằm khởi xướng tinh thần yêu nước và nối kết thực thi giáo lý Thiền môn để hướng tâmchúng sinh thành tâm Phật. Kể từ khi được thiết lập, vận hành và thể nhập vào đời sống thực tiễn, họcthuyết này đã trở thành một chủ trương, đường lối và mục tiêu tối hậu xuyên suốt cả thời đại Lý – Trần.Bài báo phân tích sự hình thành học thuyết Cư trần lạc đạo và diễn giải ý nghĩa của nó đối với cuộc sốngtâm linh và sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời, tác giả của bài báo cũng liên hệ và phát triển họcthuyết Cư trần lạc đạo vào việc tạo nên một nền Phật giáo mang bản sắc Việt Nam và công cuộc xây dựng,phát triển và bảo vệ đất nước trong thời đại nhà Trần và hiện nay.Từ khóa: Cư trần lạc đạo, độc lập tự chủ, Trần Nhân Tông, văn hóa giáo dục, yêu nước1. Mở đầu Trần Nhân Tông được nhân dân Việt Nam tôn vinh và sử sách đánh giá là vị vua anhminh, vị anh hùng dân tộc hai lần đánh tan quân Mông Nguyên, vị thiền sư đắc đạo khai sángra Thiền phái Trúc Lâm làm sống dậy hào khí Đông A trong lịch sử hào hùng của dân tộc.Trong vai trò là người đứng đầu quốc gia, người lãnh đạo tôn giáo là Phật giáo, Trần NhânTông đã hoàn thành sứ mệnh xây dựng quốc gia Đại Việt không chỉ độc lập tự chủ trên biêncương lãnh thổ, mà còn độc lập tự chủ trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáodục đến tín ngưỡng tâm linh mà cả dân tộc giao phó. Đất nước ta không lớn so với các cường quốc trên thế giới, nhưng trong suốt quá trìnhtồn tại và phát triển, chưa có một lần nào nhân dân ta chịu khuất phục, đầu hàng bất kỳ kẻ thùnào đến gây hấn hay cố tình xâm lược nước ta. Dân tộc ta bao giờ cũng bất khuất và thể hiệnbản lĩnh tự chủ của một dân tộc Việt anh hùng, không ngừng nỗ lực thăng tiến vươn lên là một*Liên hệ: tranlytrai@gmail.comNhận bài:18-5-2020; Hoàn thành phản biện: 16-7-2020; Ngày nhận đăng: 30-09-2020Thích Phước Đạt Tập 129, Số 6E, 2020sự thật hiển nhiên. Chính tư tưởng yêu nước, tính tự cường dân tộc, niềm tự tin vào chính mìnhvà tự hào về dân tộc mình, tự thân đã biến thành cốt tủy và máu thịt của chính mình, đã làmcho nhân dân ta từ trên chí dưới đoàn kết với nhau và thương yêu nhau như người trong mộtnhà. Truyền thống này không có một sức mạnh nào có thể lay chuyển được. Niềm tự tin của vua Trần Nhân Tông và các Phật tử đời Trần lên tới mức tự nhận thấymình là Phật, chứ Phật không phải ở đâu xa, do đó phải sống và hành động như Phật. Và nhưthế, mỗi người là mỗi vị Phật, đồng nghĩa mỗi người lãnh đạo, mỗi người dân trong một nước,tất cả con dân Việt đều có niềm tin như vậy và hành động như vậy. Điều này khiến đất nướchóa thành cõi Phật ngay giữa cuộc đời, chứ không trông chờ một cõi Phật ở nơi xa xôi phươngTây Cực lạc. Chính điều này đã tạo nên nguồn sức mạnh nội tại của dân tộc Đại Việt, cái gọi là hào khíĐông A thời Trần, mà một trong những nhân vật biểu tượng khởi xướng tinh thần yêu nướcnồng nàn, nối kết thực thi giáo lý Thiền môn, để hướng tâm chúng sinh thành tâm Phật, khôngai khác hơn là nhà vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông với học thuyết Cư trần lạc đạo. Có thểnói, kể từ khi được thiết lập, vận hành và thể nhập vào đời sống thực tiễn, học thuyết này đã trởthành một chủ trương, đường lối và mục tiêu tối hậu xuyên suốt cả thời đại Lý – Trần mà ngàynay âm hưởng của nó vẫn còn in dấu ấn lớn trong tâm khảm của mọi người dân Việt như đểtiếp sức, tiếp tục cuộc hành trình xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai các cường quốc nămchâu trong thời đại hội nhập toàn cầu.2. Cơ sở lý luận hình thành học thuyết Cư trần lạc đạo Trần Nhân Tông sinh ra và lớn lên làm vua trong bối cảnh nhân dân vừa hoàn thànhcông cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất do vua Trần Thái Tông lãnhđạo. Vua Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên khai sáng ra triều đại nhà Trần, cũng là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tầm nhìn Trần Nhân Tông Học thuyết Cư trần lạc đạo Độc lập tự chủ Văn hóa giáo dục Phật giáo mang bản sắc Việt Nam Phật giáo Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 192 0 0 -
12 trang 70 0 0
-
12 trang 53 0 0
-
Tiểu luận: Vai trò của phật giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
7 trang 43 0 0 -
Câu hỏi ôn tập Đại cương văn hóa Việt Nam
8 trang 43 0 0 -
Phật giáo Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991-2021)
18 trang 35 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam
66 trang 35 0 0 -
Tìm hiểu Triết học Phật giáo Việt Nam: Phần 1
258 trang 35 0 0 -
Bài tập nhóm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
30 trang 34 0 0 -
Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
12 trang 29 0 0 -
5 trang 29 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
Phật giáo với bảo vệ môi trường ở Việt Nam
8 trang 28 0 0 -
Tư tưởng chính trị và xã hội của Ngô Thì Nhậm
11 trang 28 0 0 -
27 trang 26 0 0
-
Make up Hàn Quốc có còn thời thượng
4 trang 25 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848-1883)
135 trang 24 0 0 -
Trang điểm Hàn Quốc xinh như sao Hàn
5 trang 24 0 0 -
Nghiên cứu Đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội và hòa bình: Phần 1
234 trang 24 0 0 -
Nghiên cứu nội thất công trình thư viện hiện đại
8 trang 22 0 0