Tham nhũng chính sách: Nhận diện thực trạng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham nhũng chính sách: Nhận diện thực trạng THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH: NHẬN DIỆN THỰC TRẠNG TRƯƠNG NGỌC NAM PHẠM HƯƠNG TRÀ Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt: Theo kết quả khảo sát, tham nhũng chính sách được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và được người trả lời khẳng định tính chất nguy hiểm của loại tham nhũng nguy hiểm nhưng khó phát hiện này. Cũng giống như tham nhũng, tham nhũng chính sách được cho chỉ có thể xuất hiện ở nhóm có chức vụ, quyền hạn và thường diễn ra ở những lĩnh vực liên quan đến tài nguyên, môi trường, đất đai... hơn là xảy ra với những chính sách an sinh xã hội. Nguyên nhân của tham nhũng chính sách được chỉ ra trong nghiên cứu khá đa dạng, nhưng nhóm nguyên nhân chính nằm ở sự tồn tại của cơ chế xin - cho, mối quan hệ giữa nhóm chính trị có thế lực với các nhóm kinh tế không được kiểm soát và sự chưa nghiêm minh của pháp luật trong xử lý các vụ việc tham nhũng. Abstract: Research findings reveal that policy corruption was expressed itself in various aspects and characterised as being dangerous but difficult to be detected. Like corruption, policy corruption is supposed to be occurred at the high ranking position group and often happen in areas related to natural resources, environment, land more than that of social security policies. The reasons of policy corruption identified in the survey are varied, but the main reason lies in the existence of ask-and- given mechanism, the relationship between the influential political group and the uncontrolled economic groups and the unstrictly law in handling of corruption cases. 82 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 T ham nhũng chính sách bao gồm nhiều hành vi khó nhận biết khác nhau được thực hiện nhờ vào những “mối quan hệ ngầm”, những hoạt động “bên lề”(1) hoặc dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị để can thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị như một chính sách, đạo luật, hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận... một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi. Để phục vụ nghiên cứu của đề tài thuộc chương trình khoa học “Nghiên cứu các luận cứ khoa học để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam”, nhóm tác giả đã khảo sát 1.200 cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương tới cơ sở và người dân của 6 tỉnh: Hà Nội, Hà Giang, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ năm 2017. 1. Biểu hiện tham nhũng chính sách Hơn 1/2 người trong số 1.200 người được khảo sát khẳng định tham nhũng chính sách được thể hiện là “Chính sách tạo ra lợi thế rõ ràng nghiêng về một số nhóm nhất định trong xã hội” chiếm 57,4%. Một tỷ lệ không nhỏ 43,6% cũng chỉ ra biểu hiện của tham nhũng chính sách là do có tình trạng đánh giá, định giá tài sản công không đúng thực tế hoặc nhằm biến tài sản công thành tài sản tư. Cách thức vận động chính sách có ẩn chứa hành vi hối lộ hoặc một bộ phận cố tình làm sai lệch chính sách so với ban đầu nhằm trục lợi là hai phương án tiếp theo mà người trả lời cho rằng đó là biểu hiện của tham nhũng chính sách với tỷ lệ tương ứng là 36,7% và 30,3%. Thậm chí, có một số người được hỏi còn cho rằng, các chính sách được xây dựng, ban hành không có khả năng thực thi 9,5%. Như vậy, về cơ bản người trả lời đều nhận thức được sự đa dạng của biểu hiện tham nhũng chính sách và là loại tham nhũng cực kỳ nguy hiểm. Nó bao gồm nhiều hành vi khó nhận biết khác nhau được thực hiện nhờ vào những “mối quan hệ ngầm”, những hoạt động “bên lề”(2) hoặc dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị để can thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị như một 83 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 1/2021 chính sách, đạo luật, hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận... một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi. Trong quá trình khảo sát, người trả lời ít nhiều đều cho rằng, tham nhũng chính sách đều xuất hiện ở cả 4 giai đoạn xây dựng chính sách. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn người được hỏi cho rằng, ở giai đoạn 3 - giai đoạn triển khai chính sách chính là khâu mà hiện tượng tham nhũng chính sách thường xảy ra nhiều nhất chiếm 563%. Lý giải cho điều này là bởi, ở giai đoạn này, các nguồn lực (chủ yếu là kinh tế) của Nhà nước được huy động để thực hiện chính sách. Những kẻ tham nhũng sẽ câu kết với nhau để “đấu thầu”, “chỉ định thầu”, “xin-cho”, “lại quà”, “bôi trơn”... và hậu quả của nó là nhiều máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu nhưng không thể sử dụng ở Việt Nam, nhiều công trình xây dựng bị rút lõi dẫn đến chất lượng không đảm bảo, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu cấu kết…(3). Có 24,9% xác định có tham nhũng chính sách ở giai đoạn hoạch định chính sách và sự thể hiện với những hình thức rất tinh vi. Nhóm lợi ích có thể “chèn” các câu chữ vào văn bản quy phạm pháp luật, nhất là những câu chữ liên quan đến lợi ích của họ. Họ có thể thêm các thủ tục, các loại “giấy phép con” sao cho họ có nhiều kẽ hở nhất để có thể lợi dụng được. Thậm chí, chúng nhân danh sự “chặt chẽ” trong quản lý nhà nước, nhân danh “an ninh quốc gia”, nhân danh “lợi ích nhân dân”... Thực tế, ở Việt Nam cũng đã có tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của người dân bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua cuộc họp tiếp xúc cử tri, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng,... thậm chí có hẳn trang web dự thảo online với mục đích là nơi để cử tri cùng các đại biểu Quốc hội xây dựng luật. Theo đó, nếu thông tin được tiếp nhận, xử lý khách quan, bình đẳng thì cơ sở xây dựng chính sách cũng đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế những nhóm có thế mạnh (thường là về tài chính hoặc địa vị xã hội) tìm nhiều cách, nhiều nguồn khác nhau để “cài” thông tin nhằm làm cho các cơ quan 84 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tham nhũng chính sách Phòng chống tham nhũng Quản lý nhà nước về tham nhũng Chính sách phòng chống tham nhũng Đảng Cộng sản Việt NamTài liệu cùng danh mục:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 508 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 402 2 0 -
Ngành nhựa kỹ thuật tại Việt Nam: Kết quả xây dựng danh mục công nghệ và hiện trạng phát triển
3 trang 382 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng chuyển đổi số - TS Nguyễn Hữu Xuyên
42 trang 353 0 0 -
5 trang 351 5 0
-
35 trang 323 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 314 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 299 2 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa - giáo dục - y tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Thu Linh
61 trang 297 2 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 289 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0