Danh mục

Thành ngữ bốn chữ - 사자성어

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 783.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khi nói hoặc viết, chúng ta dùng thành ngữ là muốn lời phát biểu có chỗ dựa, mong muốn người nghe hiểu theo ý nghĩa ước lệ. Khi dùng thành ngữ lối nói của chúng ta trở nên hàm súc hơn bởi thành ngữ luôn có tính tu từ, được coi là hay hơn và ý nhị hơn lối nói thông thường. Qua bài nghiên cứu này, hi vọng rằng có thể giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu, từ đó vốn từ vựng tiếng Hàn ngày càng hoàn thiện hơn và các bạn vẫn có thể sử dụng trong công việc sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành ngữ bốn chữ - 사자성어HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 THÀNH NGỮ BỐN CHỮ - 사자성어 SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh, Trịnh Thị Quỳnh Anh, Đào Thanh Bình, Phạm Minh Hảo, Nguyễn Phương Lan, Hoàng Lê Hồng Nhung (2H08) GVHD: Th.s. Nguyễn Phương DungI. ĐỊNH NGHĨA Trước khi tìm hiểu về thành ngữ 4 chữ (사자성어), chúng ta cùng xem xét mộtđịnh nghĩa rộng hơn là thành ngữ tiếng Hán 한자성어. 한자성어 là những thành ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán bị đồng hoá trong hệthống chữ, ngữ âm tiếng Hàn. 한자성어 rất đa dạng nhưng thường gồm 4 chữ, 5 chữhoặc 8 chữ trong đó số lượng thành ngữ 4 chữ chiếm 75 - 80%. Thành ngữ 4 chữ có xuất xứ từ tiếng Hán là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúcvà ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm không thể giải thích mộtcách đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Cũng có cách định nghĩa khác: Thành ngữ 4 chữ là tập hợp từ cố định quen đi vớinhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống được lưu truyền trong vănchương hoặc trong dân gian, có nghĩa định danh, gợi tên sự vật, thường không thế suy ratừ nghĩa của từng yếu tố cấu thành.II. NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ 4 CHỮ 1. Thành ngữ 4 chữ phần lớn có nguồn gốc từ các điển tích trong lich sử. 사면초가 (Tứ diện Sở ca): Đây là một câu thành ngữ có điển tích diễn tả một hoàncảnh bị cô lập hoàn toàn, bị bao vây tứ bề. 사 là”tứ, 면 là”diện, còn 초 là Sở, 가 là bàica. Khi hai nước Sở và Hán giao tranh, quân nước Sở bị quân nhà Hán bao vây, đêm đóquân nhà Hán đồng loạt hát Sở ca khiến tướng nhà Sở ngạc nghiên nghĩ rằng:”Khôngphải quân Hán đã chiếm lĩnh Sở rồi hay sao? Sao quân Sở lại còn đông như thế?! 도원결의 (Đào viên kết nghĩa): Thành ngữ này nói đến sự kiện Lưu Bị, Quan Vũ vàTrương Phi kết nghĩa anh em, từ đó được hiểu theo ý chỉ việc kết nghĩa sống chết cónhau. 경국지색: tiếng Hán có nghĩa là”Kinh quốc chi sắc”, tiếng Việt có cụm từ tươngđương là”Nghiêng nước nghiêng thành”. Thành ngữ này ám chỉ sự việc diễn ra từ thờinhà Đường ở Trung Quốc, khi Đường Minh Hoàng vì say mê Dương Quý Phi mà để mấtnước. 2. Thành ngữ 4 chữ được hình thành trong dân gian phản ánh suy nghĩ, kinhnghiệm, ước mơ của con người trong cuộc sống. 고진감래 (Khổ tận cam lai): Cái khổ đi cái sướng đến. Người xưa có câu hết khổ ắtsướng đến, chính vì thế hãy gắng chịu đựng vất vả, chờ đợi một ngày mai tươi sáng. 호사다마 (Hảo sự đa ma): Việc tốt thì lắm kẻ dèm pha, ghen ghét.348HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 독불장군 (Độc bất tướng quân): Chỉ việc một mình không thể làm tướng, tất cả mọiviệc phải có sự bàn bạc của mọi người mới thành công.III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ BỐN CHỮ 1. Thành ngữ 4 chữ có kết cấu thường theo dạng biền ngẫu. Biền ngẫu là hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa ở phương Đông(được gọi là biền văn). Theo nghĩa nguyên, Biền là hai con ngựa chạy song song vớinhau và ngẫu là chẵn đôi. Biền ngẫu là cách nói hình tượng hóa, chỉ câu văn có các vếsóng đôi đối nhau từng cặp. 금지옥엽: nguyên văn tiếng Hán có nghĩa là “Kim chi ngọc diệp”, ở Việt Nam cócâu tương đương là “Lá ngọc cành vàng”. Ở đây, “kim chi” đối với “ngọc diệp”đều là chỉsự giàu sang, phú quý. 경천동지: Kinh thiên động địa, “kinh thiên” đối với “động địa” đều là chỉ những sựkiện lớn. 동고동락: Đồng khổ đồng lạc, chỉ sự đồng cam cộng khổ, sướng khổ có nhau. 2. Thành ngữ 4 chữ tạo ra sự mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và ngườinghe, qua ngữ nghĩa có tính cách ước lệ, đã được thừa nhận theo truyền thống. 공사무척 (Khổng xà vô tấc): Con rắn trong hang làm sao biết nó dài ngắn, trongtiếng Việt có câu tương đương là “Đếm cua trong lỗ”. Câu thành ngữ này có tính ước lệchỉ việc khó có thể nắm bắt được suy nghĩ của người khác. 양두구육 (Dương đầu cẩu nhục): trong tiếng Việt có câu tương đương là “Treo đầudê bán thịt chó”, được hiểu mặc nhiên với ý nghĩa chỉ hành vi lừa lọc gian dối trong kinhdoanh. 견원지간 (Khuyển vượn chi gian): Đây là thành ngữ quen thuộc được sử dụngrộng rãi trong cuộc sống chỉ những người có tính cách trái ngược không thể nào cùngchung sống hòa hợp trong một môi trường được, tiếng Việt có câu “Như chó với mèo”. Hàng nghìn thành ngữ 4 chữ được sử dụng trong tiếng Hàn Quốc từ xưa tới nay,không chỉ bởi những người”thích nói chữ”mà rất phổ biến trong đời sống thường nhật,do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị ứng dụng rất lớn.Chính vì vậy sự hiểu biết về các thành ngữ dạng này là sự cần thiết để có sự hiểu biếthoàn hảo về ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc.IV. CÁCH HỌC THÀNH NGỮ BỐN CHỮ Việc học và sử dụng thành ngữ bốn chữ không chỉ làm cho vốn tiếng Hàn củachúng ta thêm phong phú mà còn cho thấy niềm đam mê đối với tiếng Hàn, với văn hóaHàn Quốc. Do chúng ta không thể liệt kê hết các thành ngữ bốn chữ trong bài nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: