Thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài, đặc điểm phân bố động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú YênBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00062 THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VỊNH XUÂN ĐÀI, TỈNH PHÚ YÊN *Hoàng Đình Trung Tóm tắt: Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trong hai năm 2017 - 2018. Cho đến nay đã xác định được 39 loài động vật đáy có giá trị kinh tế thuộc 26 giống, 15 họ, 12 bộ, 5 lớp và 03 ngành (Da gai - Echinodermata, Thân mềm - Mollusca và Chân khớp - Athropoda). Trong đó, ngành Thân mềm (Mollusca) chiếm ưu thế nhất với 22 loài thuộc 2 lớp (Chân bụng và Hai mảnh vỏ), 9 bộ, 9 họ, 16 giống; ngành Da gai (Echinodermata) có 19 loài thuộc 2 lớp (Hải sâm, Cầu gai), 6 bộ, 12 họ, 14 giống; ngành chân khớp (Athropoda) có 14 loài thuộc 1 lớp, 1 bộ, 4 họ, 8 giống. Đặc điểm phân bố các loài động vật đáy ở vịnh Xuân Đài theo nền đáy cho thấy nền đáy cá t bùn phong phú nhất với 28 loài (chiếm 71,79% tổng số loài), tié p đé n nè n đá y cứng với 20 loài (chiếm 51,28%), nền đáy bù n cát với 12 loài (chiếm 30,37%) và nền đáy san hô chỉ có 11 loài (chiếm 28,21%). Đặc điểm phân bố theo không gian không đồng đều, tại Vũng Chùa có số loài chiếm ưu thế nhất với 29 loài (chiếm 74,36%); tiếp đến là phường Xuân Đài có 28 loài (chiếm 71,79%); Vũng La có 27 loài (chiếm 69,23%); phường Xuân Yên có 23 loài (chiếm 58,97%); xã Xuân Phương, phường Xuân Phú, phường Xuân Thành cùng có 21 loài (chiếm 53,85%); Vũng Chào chỉ có 15 loài (chiếm 38,46%). Từ khóa: Động vật đáy, tỉnh Phú Yên, vịnh Xuân Đài.1. MỞ ĐẦU Vịnh Xuân Đài, nằm phía Bắc tỉnh Phú Yên, phía Nam huyện Sông Cầu, có tọa độ địalý ở 13°20’30”-13°29’30” vĩ độ Bắc và 109°13’00”-109°20’30” kinh độ Đông, diện tíchkhoảng 90 km2. Vịnh Xuân Đài là một vùng sinh thái đa dạng, có tiềm năng rất lớn về nhânnuôi và khai thác hải sản, đã mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho nhân dân trong vùng.Trong tự nhiên, Thân mềm và Giáp xác là thành phần thức ăn quan trọng của nhiều loài cákinh tế, đối tượng khai thác quan trọng, nguồn thực phẩm đem lại giá trị thương phẩm cao.Theo quan niệm truyền thống, các loài thủy sản có giá trị kinh tế là những loài vừa có sảnlượng cao, vừa có chất lượng tốt được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ chonhiều mục đích của đời sống. Cho đến nay, các dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phânbố các loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài chưa được điều tra nghiên cứuđầy đủ, cho nên chưa đưa ra được những nhóm giải pháp khai thác, nuôi thả nhằm pháttriển bền vững nguồn lợi. Bài báo công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài,đặc điểm phân bố các loài động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài nhằm xây dựngcơ sở dữ liệu khoa học, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ở vịnhtheo hướng bền vững.Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế*Email: hdtrung@husc.edu.vnPHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 4992. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bốcủa ngành Da gai (Hải sâm, Sao biển và Cầu gai), Thân mềm (Chân bụng và Hai mảnh vỏ)và Giáp xác (tôm, cua) ở vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Vịnh Xuân Đài nằm trong địa giới hành chính các xã, phường, tính từ Bắc xuống Namvà từ Đông sang Tây gồm 04 phường: Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Yên và 03xã: Xuân Phương, An Ninh Tây và An Ninh Đông huyện Tuy An. Căn cứ vào thực tế vùngnghiên cứu, chúng tôi chọn 08 điểm thu mẫu (ký hiệu từ M1 đến M8) (Bảng 1), tần suất thumẫu 3 tháng/đợt trong thời gian hai năm (2017-2018), cụ thể: Đợt 1: 5/6/2017-9/6/2017; Đợt2: 11/8/2017-15/8/2017; Đợt 3: 2/10/2017-6/10/2017; Đợt 4: 4/12/2017-8/12/2017; Đợt 5:12/3/2018-16/3/2018; Đợt 6: 14/6/2018-18/6/2018; Đợt 7: 13/8/2018-17/8/2018; Đợt 8:4/10/2018 - 8/10/2018. Bảng 1. Các điểm thu mẫu động vật đáy ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên Tọa độ Ký hiệu Độ sâu Địa điểm Kinh độ Vĩ độ M1 5 - 10 m Xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu o 13 28 45 N 109o1423E M2 03 - 05 m Vũng Chào, Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o2720N 109o1618E M3 1,5 - 05 m Phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu 13o2730N 109o1502E M4 1,7 - 06 m Phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu 13o2648N 109o1440E M5 11 - 18 m Phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu 13o2559N 109o1414E M6 10 - 20 m Vũng Chùa, Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o2703N 109o1418E M7 12 - 23m Phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu 1302503N 109o1410E M8 12 - 25 m Vũng La, Xuân Phương, thị xã Sông Cầu 13o2730N 109o1420E2.2. Phương pháp nghiên cứuNgoài thực địa * Vùng triều ven vịnh: Thu theo phương pháp mặt cắt và ô định lượng được hướngdẫn trong tài liệu của English et al. (1997), mỗi mặt cắt thu 3 điểm (cao triều, trung triều,thấp triều), trên mỗi điểm thu 3 mẫu đại diện. Sử dụng gàu đáy Petersen, diện tích 0,025m2, 1 mẫu lấy 4 cuốc có diện tích 0,1 m2 và sàng lọc qua lưới 2 tầng, có mắt lưới 0,5 mmvà 0,25 mm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Động vật đáy Thành phần loài động vật đáy Đặc điểm phân bố động vật đáy Động vật đáy có giá trị kinh tế Trai ngọc trắng Trai ngọc nữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Dẫn liệu bước đầu về động vật đáy cỡ lớn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang
7 trang 29 0 0 -
14 trang 21 0 0
-
Đa dạng thành phần loài động vật đáy vào mùa mưa ở khu vực nuôi tôm, tỉnh Cà Mau
9 trang 20 0 0 -
6 trang 19 0 0
-
Đặc trưng khai thác động vật đáy có giá trị kinh tế chủ yếu đầm Thủy Triều, Khánh Hòa
10 trang 18 0 0 -
10 trang 18 0 0
-
Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở một số thủy vực tại 5 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình
8 trang 17 0 0 -
Thành phần loài và vai trò của động vật đáy trong nuôi trồng thủy sản vùng biển Kiên Giang
11 trang 16 0 0 -
Thành phần loài động vật đáy cỡ lớn ở khu vực nhận chìm vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
11 trang 15 0 0 -
Hiện trạng thành phần loài và nguồn lợi động vật đáy vịnh Lan Hạ - Cát Bà
9 trang 15 0 0 -
Đa dạng động vật đáy (Crustacea, Mollusca) ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
9 trang 15 0 0 -
Đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố động vật đáy trong vuông tôm rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau
14 trang 14 0 0 -
8 trang 14 0 0
-
9 trang 14 0 0
-
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy trong hệ sinh thái vùng biển Vũng Áng - Hà Tĩnh
9 trang 13 0 0 -
Một số đặc điểm thành phần loài động vật đáy vịnh Đà Nẵng mùa hè năm 2022
10 trang 13 0 0 -
Chuyên đề: Tìm hiểu một số đối tượng là động vật nổi & động vật đáy gây bệnh cho động vật thủy sản.
30 trang 13 0 0 -
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy ở hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị
8 trang 13 0 0 -
Động vật đáy vùng triều đảo Lý Sơn
11 trang 13 0 0 -
39 trang 12 0 0