Danh mục

Thành phần loài giun nhiều tơ vịnh Nha Trang

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày đặc điểm thành phần loài giun nhiều tơ ở vịnh Nha Trang trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay. Kết quả tổng hợp và chỉnh lý các danh mục loài đã ghi nhận được tổng cộng 502 loài gồm 317 loài giun sống cố định và 185 loài sống di động thuộc 240 giống, 51 họ, 8 bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài giun nhiều tơ vịnh Nha TrangTuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 150-166THÀNH PHẦN LOÀI GIUN NHIỀU TƠ VỊNH NHA TRANGPhan Thị Kim HồngViện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt NamTóm tắtBài báo trình bày đặc điểm thành phần loài giun nhiều tơ ở vịnh Nha Trangtrên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay. Kết quả tổnghợp và chỉnh lý các danh mục loài đã ghi nhận được tổng cộng 502 loài gồm317 loài giun sống cố định và 185 loài sống di động thuộc 240 giống, 51 họ,8 bộ. Khu vực đáy mềm có thành phần đa dạng nhất với 289 loài, tiếp theo làhệ sinh thái rạn san hô với 231 loài và hệ sinh thái cỏ biển có 165 loài. Mứcđộ giống nhau về thành phần loài giữa các hệ sinh thái khá cao, dao động từ50-56%.POLYCHAETES SPECIES COMPOSITION IN NHA TRANG BAYPhan Thi Kim HongInstitute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & TechnologyAbstractThis paper presents the polychaetes composition in different ecosystems ofNha Trang bay based on studies so far. The list contains 502 species, 240genera, 51 families and 8 orders. Analysis of species diversity amongecosystems shows that species composition of polychaetes in soft bottom(289 species) is more diversified than that in coral reefs (231 species) andseagrass beds (165 species). The similarity of species composition amongecosystems is high that varies from 50-56%.I. MỞ ĐẦUGiun nhiều tơ (Polychaetes) thuộc ngànhgiun đốt (Annelida) có mặt ở hầu hết cácloại nền đáy khác nhau và thường chiếm sốlượng lớn cả về thành phần loài và số lượngcá thể ở vùng biển và cửa sông. Nghiên cứuvề phân loại học của giun nhiều tơ đượctiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 18,đến nay đã có hơn 10.000 loài được mô tảvà ước tính tổng số loài của khu hệ giunnhiều tơ trên thế giới có thể lên đến 25.00030.000 loài (Hutchings, 1998). Phần lớn cácloài giun nhiều tơ là nguồn thức ăn giàuđạm, một mắt xích thức ăn quan trọng chocác sinh vật đáy lớn. Ngoài ra, giun nhiềutơ được xem là một sinh vật chỉ thị(bioindicator) để đánh giá chất lượng môitrường (Giangrande và cs., 2005).Ở Việt Nam, giun nhiều tơ được bắt đầunghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ 30(Gravier & Dantan, 1931) và năm 1934 tácgiả đã công bố 19 loài trong đó 6 loài mớicho khoa học. Đến nay đã có nhiều nghiêncứu về đặc điểm thành phần loài và phân bốgiun nhiều tơ ở vùng biển khác nhau. Khuvực vịnh Bắc Bộ có thành phần loài khá đadạng, đã ghi nhận được 551 loài thuộc 43họ (Phạm Đình Trọng, 2000) từ nhiềuchuyến khảo sát với qui mô lớn như điều tratổng hợp Việt – Trung (1959 -1960 và1962); khảo sát hợp tác Việt - Xô (19601961); điều tra bổ sung của Tổng cục Thủysản (1962-1974) ở vùng bờ tây vịnh Bắc150Bộ. Ngoài ra, khu vực Quảng Ninh - HảiPhòng, Hạ Long - Cát Bà; Thanh Hóa Quảng Trị cũng được nghiên cứu ở cả vùngđáy mềm, rạn san hô, rừng ngập mặn vàthảm cỏ biển (Nguyễn Văn Chung và cs.,1980; Phạm Đình Trọng, 1994; Đỗ CôngThung và cs., 1999, 2000). Ở nam ViệtNam, giun nhiều tơ được nghiên cứu chitiết tại các vùng biển như Thuận Hải - MinhHải” (Nguyễn Văn Chung và cs., 1991);vịnh Vân Phong - Khánh Hòa (Đào Tấn Hỗ,1991; Phan Thị Kim Hồng và cs., 2014);vịnh Nha Trang - Khánh Hòa (Fauvel,1935, 1939; Tran Ngoc Loi, 1967, 1970;Fauchald, 1967; Gallardo, 1967; NguyễnVăn Chung và cs., 1978; Phan Thị KimHồng, 2009, 2011); vùng đảo Trường Sa(Trần Mạnh Hà, 2009).Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về sinhvật đáy, Nguyễn Văn Chung (1994) chorằng ở Việt Nam có khoảng 700 loài giunnhiều tơ, trong đó khoảng 30% số loài cóphân bố rộng khắp Việt Nam. Tác giả cũngcho rằng thành phần loài giun nhiều tơ rấtkhác nhau ở hai vùng biển miền Trung vàNam Việt Nam và số lượng loài có xuhướng gia tăng từ Bắc vào Nam.Vịnh Nha Trang được đánh giá là nơi cóđặc điểm sinh học hết sức đa dạng và phongphú. Với sự có mặt của nhiều hệ sinh tháiđặc trưng cho vùng biển nhiệt đới như rạnsan hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùngcửa sông,… là nơi sinh cư của rất nhiều loàisinh vật trong đó có giun nhiều tơ. Cho đếnnay có nhiều nghiên cứu về đa dạng loàigiun nhiều tơ trong vịnh Nha Trang đã đượcthực hiện. Ngoài các nguồn số liệu đã đượccông bố như đề cập ở phần trên, vẫn cònnhiều nguồn tư liệu hiện còn nằm rải rác,nhất là các kết quả của các đề tài trong hơn10 năm gần đây (Đề tài: “Đánh giá sự biếnđổi quần xã động vật đáy ở hai điểm vùngtriều phía nam biển Việt Nam” do PhạmThị Dự thực hiện năm 1991; “Một số dẫnliệu về thành phần loài và định lượng độngvật sống chung trên san hô ở vịnh NhaTrang” do Nguyễn An Khang thực hiệnnăm 2001; “Quy hoạch nuôi trồng thủy sảnvùng ven biển tỉnh Khánh Hòa” do NguyễnTác An thực hiện năm 2002; “Biến động đadạng sinh học ở vùng biển ven bờ KhánhHòa” do Vo Si Tuan và cs. thực hiện năm2007; “Biến động thành phần loài sinh vậtđáy vùng nuôi tôm hùm thí nghiệm” doHứa Thái Tuyến và cs. thực hiện năm 2009và “Đa dạng sinh học trong khu bảo tồnbiển vịnh Nha T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: