Thế giới nhân vật thần linh trong thần thoại Hy Lạp, nhìn từ lý thuyết biểu tượng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nhân vật thần linh trong thần thoại Hy Lạp, nhìn từ lý thuyết biểu tượng THẾ GIỚI NHÂN VẬT THẦN LINH TRONG THẦN THOẠI HY LẠP, NHÌN TỪ LÝ THUYẾT BIỂU TƯỢNG TRẦN HOÀNG THÙY LINH Khoa Ngữ Văn Tóm tắt: “Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người...” [3]. Từ góc nhìn này, bài báo tiến hành khám phá văn hóa Hy Lạp cổ đại nói riêng và văn hóa Phương Tây nói chung qua hệ thống thế giới nhân vật thần linhđược phân chia theo các gia hệ thần từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp trong Thần thoại Hy Lạp. Từ khóa: nhân vật thần linh, Thần thoại Hy Lạp, biểu tượng, văn hóa 1. MỞ ĐẦU THẦN THOẠI HY LẠP VÀ LÝ THUYẾT BIỂU TƯỢNG Thể loại thần thoại xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại. Nó ra đời khi loài người chưa có chữ viết, phản ánh cách tư duy sáng tạo, nhìn nhận thế giới quan của con người về sự xuất hiện của vũ trụ, trời đất, thế giới, con người...trong thời kì mông muội, nguyên thủy. Do đó, đặc trưng cơ bản nhất của thần thoại là “dùng tưởng tượng và mượn tưởng tượng để giải thích hiện thực” [1, tr. 99]. Đặc trưng đó đã tạo nên sự tồn tại của thế giới thần linh và thượng đế. Đây là một sự sáng tạo độc đáo; là phép cộng của trí tưởng tượng, của ý thức phản kháng, chế ngự thiên nhiên và niềm mơ ước làm chủ thế giới của con người cổ đại cũng như toàn nhân loại sau này. Và Thần thoại Hy Lạp ra đời, phát triển dựa trên tinh thần ấy. Thần thoại Hy Lạp được các nhà nghiên cứu đánh giá là bộ thần thoại có thời gian ra đời sớm nhất và có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử thần thoại thế giới. Nó vừa mang những đặc điểm riêng về đất nước và phản ánh cách nghĩ của người dân Hy Lạp cổ đại nhưng cũng vừa khát quát được những đặc điểm chung của các bộ thần thoại sau này như thần thoại Trung Hoa, thần thoại Việt Nam... Tuy nhiên, so với thần thoại các dân tộc khác, Thần thoại Hy Lạp phong phú và đa dạng hơn, có tính hệ thống, biểu tượng cao hơn và hay hơn, do “Bản chất của thần thoại Hy Lạp là tự nhiên và chính là các hình thái xã hội được trí tưởng tượng dân gian chế biến đi một cách có hệ thống, có nghệ thuật nhưng không tự giác...” [1, tr. 99]. Văn hóa, văn học, thần thoại đất nước Hy Lạp được xem là khởi đầu của mọi khởi đầu, là cái nôi văn minh Châu Âu, Phương Tây nên có thể khẳng định đây là nền văn hóa, văn học mang tính chất biểu tượng. Mác nhận định: nếu không có Hy Lạp – La Mã cổ đại thì không có Châu Âu ngày nay. Việc nghiên cứu thế giới biểu tượng trong Thần thoại Hy Lạp giúp người đọc mở ra nhiều cánh cửa khám phá mới đối với “tấm gấm vóc được thêu dệt bằng ngôn từ” này. Sự khám phá đầu tiên là con đường tư duy của người Hy Lạp cổ đại đối với thế giới quan. Và sự khám phá thứ hai là văn hóa Hy Lạp cổ đại Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 5-14 6 TRẦN HOÀNG THÙY LINH nói riêng cũng như văn hóa Phương Tây nói chung trong sự đối sánh với văn hóa Phương Đông. Biểu tượng symbol (Tiếng Anh) hay symbole (Tiếng Pháp), “khởi nguyên, biểu tượng là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai kẻ sắp chia tay nhau lâu dài...Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước.” [4, tr. 23]. Như vậy, biểu tượng trước hết phải là dấu hiệu, kí hiệu, tín hiệu. Nó có thể được định nghĩa một cách đơn giản nhất là một cái gì đó được dùng để đại diện cho một cái khác và có phạm vi tồn tại rất rộng lớn trong nền văn hóa và đời sống văn hóa của một dân tộc. Hay nói cách khác, chúng ta đang sống trong một thế giới biểu tượng, truy nguyên nguồn gốc của thế giới biểu tượng đó chính là truy nguyên nguồn gốc văn hóa. Vậy thế giới ra đời khi nào ? Ra đời từ hoàn cảnh căn nguyên nào ? Phát triển ra sao ? Sự ra đời và phát triển của thế giới có những ý nghĩa gì ? Huyền thoại về thần Dớt xuất phát từ đâu ? Và thế giới của thần Dớt ngự trị có ý nghĩa gì đối với loài người ? Việc nghiên cứu “Thế giới nhân vật thần linh trong thần thoại Hy Lạp, nhìn từ lý thuyết biểu tượng” sẽ là hướng tiếp cận giải mã một số nét văn hóa trên. 2. BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT THẦN LINH NHÌN TỪ CÁC GIA HỆ THẦN TRONG THÂN THOẠI HY LẠP Nguyên thủy, trái đất là một cõi hỗn mang, khái niệm hỗn mang này tương ứng với hỗn nguyên, hỗn độn. Đây là khái niệm miêu tả thế giới thời nguyên sơ, khai thiên lập địa. Hỗn mang được xem là dạng tồn tại đầu tiên của thế giới, “có trước sự sáng thế, khi mà trật tự chưa được thiết định cho các yếu tố của thế giới” [4, tr. 453]. Ở dạng thức này, thế giới hoàn toàn vô chính phủ và bao quanh mặt đất chỉ có bón ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân vật thần linh Thần thoại Hy Lạp Thể loại thần thoại Lý thuyết biểu tượng Văn hóa Phương TâyGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 129 0 0 -
Nguồn gốc thần thoại Hy Lạp và mười hai vị thần trên đỉnh Olympus
10 trang 73 0 0 -
Bài tập thảo luận: Tâm lý học đại cương
12 trang 60 0 0 -
thần thoại sisyphus: phần 2 - nxb trẻ
127 trang 46 0 0 -
3 trang 40 0 0
-
cô gái mang trái tim đá: phần 2 - nxb văn học
303 trang 35 0 0 -
Vai trò của môn lịch sử âm nhạc Phương Tây trong chương trình đào tạo Sư phạm Âm nhạc
5 trang 32 0 0 -
Thuyết minh: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 32 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so sánh
64 trang 31 0 0 -
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại
13 trang 31 0 0 -
cô gái mang trái tim đá: phần 1 - nxb văn học
285 trang 30 0 0 -
Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay
13 trang 29 0 0 -
Tiểu luận: Xung đột văn hóa Đông Tây
16 trang 29 0 0 -
Lịch sử, văn hóa và văn minh phương Tây: Phần 2
407 trang 29 0 0 -
4 trang 25 0 0
-
6 trang 24 0 0
-
1 trang 24 0 0
-
Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản
17 trang 24 0 0 -
Khái niệm và bản chất của văn hóa-2
5 trang 24 0 0 -
Sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây
12 trang 23 0 0