THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THUẾ GTGT
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 147.94 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhất là các quốc gia Châu Âu,
thuế GTGT không đánh vào các dịch vụ tài chính nói chung và hoạt động kinh
doanh chứng khoán nói riêng. Bởi vì thật khó mà xác định GTGT phát sinh ở
mỗi giai đoạn khi dựa vào các hóa đơn thông thường của các dịch vụ về vốn và
tài chính, những dịch vụ có tính linh hoạt cao trong quan hệ mậu dịch quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THUẾ GTGT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THUẾ GTGT Ngô Vi Trọng, Lê Hồ An Châu Học Viện Ngân Hàng, PV – TpHCM 216 Hoàng Diệu, Q.Thủ Đức, Tp.HCM Đông Á một lần nữa lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Sau hai năm 1999 - 2000 nền kinh tế của phần lớn các quốc gia bị khủng hoảng đều chuyển mình nhanh hơn mức dự đoán, thị trường tài chính được phục hồi từ điểm sâu nhất của cuộc khủng hoảng. Chính sự phục hồi đó đã nhanh chóng đưa khu vực thoát khỏi vực sâu của tình trạng đói nghèo gia tăng, mức sống giảm và sự rối loạn dữ dội có hệ thống của khu vực sản xuất và tài chính. Việt Nam mặc dù ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng cũng đã rơi vào tình trạng trì trệ trong tăng trưởng kinh tế kèm theo giảm phát, thậm chí giảm phát mạnh vào những tháng đầu năm 2000. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2000, chặn được đà giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế do nhiều yếu tố, đặc biệt là việc Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2000 và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (TTGDCK) chính thức hoạt động ngày 20/7/2000… đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường tài chính Việt Nam. Song, sau gần 7 tháng hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải những vướng mắc nhất định trong đó chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho thị trường chứng khoán gây không ít tranh cãi. -1- Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhất là các quốc gia Châu Âu, thuế GTGT không đánh vào các dịch vụ tài chính nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Bởi vì thật khó mà xác định GTGT phát sinh ở mỗi giai đoạn khi dựa vào các hóa đơn thông thường của các dịch vụ về vốn và tài chính, những dịch vụ có tính linh hoạt cao trong quan hệ mậu dịch quốc tế. Việc đánh thuế GTGT cao có thể chuyển hướng đầu tư của dân cư từ lĩnh vực đầu tư chứng khoán sang các lĩnh vực khác làm nhiều vấn đề trở nên phức tạp trong khi nguồn thu đạt được không đáng kể. Chính vì vậy, thuế GTGT đánh vào các dịch vụ tài chính thường được các nhà làm luật tránh né hoặc được giải quyết bằng hướng khác như đưa ra một loại thuế có tên là “thuế đánh vào các dịch vụ tài chính” (Financial service tax) với thuế suất thấp. Thực chất đây là một loại thuế trực thu đánh trên lợi nhuận và tiền lương của các tổ chức tài chính. Như vậy, liệu có công bằng hay không ở những quốc gia mà người có thu nhập thấp phải trả thuế GTGT cho những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trong khi người có thu nhập cao không phải trả thuế GTGT cho việc sử dụng các dịch vụ tài chính? Do vậy, đánh thuế GTGT vào các dịch vụ tài chính mới hợp lý. Tại Việt Nam, việc đánh thuế này cần phải được hoãn lại trong một thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện hoàn thiện thị trường chứng khoán, cũng như giải quyết tốt nhu cầu về vốn đầu tư cho đất nước, một bài toán khó trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Xuất phát từ lập luận đó, Quyết định số 39/2000/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 27/3/2000 và Thông tư số 74/2000/ TT–BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/7/2000 hướng dẫn việc tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là một chính sách hoàn toàn phù hợp. Nhà nước sẽ tạm thời không đánh thuế GTGT đối với các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong thời gian 3 năm (từ 1/1/2000 đến hết 31/12/2002) bao gồm: hoạt động môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán. Thiết nghĩ vấn đề đặt ra ở đây là thời gian ưu đãi thuế GTGT như vậy đã hợp lý chưa? Sau thời gian ưu đãi, hoạt động kinh -2- doanh chứng khoán có thuộc diện chịu thuế GTGT không? Nếu có thì thuế suất bao nhiêu là hợp lý? Chế độ hóa đơn, chứng từ và quá trình hoàn thuế cần thực hiện như thế nào? Thứ nhất, thời gian ưu đãi của thuế GTGT như trên là chưa phù hợp với hình tình thực tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương vào 20/7/2000 nếu tính đến hết ngày 31/12/2002 thì thị trường này hoạt động chưa tới 3 năm. Việc đánh thuế GTGT sớm sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Bởi vì đến những tháng đầu năm 2001, các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán mới bắt đầu gia tăng mạnh. Điều đó có nghĩa là doanh thu của các công ty chứng khoán tăng một cách khả quan. Cùng với sự gia tăng doanh thu môi giới, số lượng cổ phiếu lưu ký, số lượng tài khoản và tổng giá trị tiền ký quỹ của khách hàng tại các công ty chứng khoán đang biến thiên theo chiều đi lên. Tuy nhiên, mức độ tăng doanh thu môi giới hàng chục phần trăm vẫn chưa thể cứu các công ty chứng khoán thoát rỏi tình trạng thua lỗ như hiệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THUẾ GTGT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THUẾ GTGT Ngô Vi Trọng, Lê Hồ An Châu Học Viện Ngân Hàng, PV – TpHCM 216 Hoàng Diệu, Q.Thủ Đức, Tp.HCM Đông Á một lần nữa lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Sau hai năm 1999 - 2000 nền kinh tế của phần lớn các quốc gia bị khủng hoảng đều chuyển mình nhanh hơn mức dự đoán, thị trường tài chính được phục hồi từ điểm sâu nhất của cuộc khủng hoảng. Chính sự phục hồi đó đã nhanh chóng đưa khu vực thoát khỏi vực sâu của tình trạng đói nghèo gia tăng, mức sống giảm và sự rối loạn dữ dội có hệ thống của khu vực sản xuất và tài chính. Việt Nam mặc dù ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng cũng đã rơi vào tình trạng trì trệ trong tăng trưởng kinh tế kèm theo giảm phát, thậm chí giảm phát mạnh vào những tháng đầu năm 2000. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2000, chặn được đà giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế do nhiều yếu tố, đặc biệt là việc Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2000 và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (TTGDCK) chính thức hoạt động ngày 20/7/2000… đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường tài chính Việt Nam. Song, sau gần 7 tháng hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải những vướng mắc nhất định trong đó chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho thị trường chứng khoán gây không ít tranh cãi. -1- Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhất là các quốc gia Châu Âu, thuế GTGT không đánh vào các dịch vụ tài chính nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Bởi vì thật khó mà xác định GTGT phát sinh ở mỗi giai đoạn khi dựa vào các hóa đơn thông thường của các dịch vụ về vốn và tài chính, những dịch vụ có tính linh hoạt cao trong quan hệ mậu dịch quốc tế. Việc đánh thuế GTGT cao có thể chuyển hướng đầu tư của dân cư từ lĩnh vực đầu tư chứng khoán sang các lĩnh vực khác làm nhiều vấn đề trở nên phức tạp trong khi nguồn thu đạt được không đáng kể. Chính vì vậy, thuế GTGT đánh vào các dịch vụ tài chính thường được các nhà làm luật tránh né hoặc được giải quyết bằng hướng khác như đưa ra một loại thuế có tên là “thuế đánh vào các dịch vụ tài chính” (Financial service tax) với thuế suất thấp. Thực chất đây là một loại thuế trực thu đánh trên lợi nhuận và tiền lương của các tổ chức tài chính. Như vậy, liệu có công bằng hay không ở những quốc gia mà người có thu nhập thấp phải trả thuế GTGT cho những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trong khi người có thu nhập cao không phải trả thuế GTGT cho việc sử dụng các dịch vụ tài chính? Do vậy, đánh thuế GTGT vào các dịch vụ tài chính mới hợp lý. Tại Việt Nam, việc đánh thuế này cần phải được hoãn lại trong một thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện hoàn thiện thị trường chứng khoán, cũng như giải quyết tốt nhu cầu về vốn đầu tư cho đất nước, một bài toán khó trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Xuất phát từ lập luận đó, Quyết định số 39/2000/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 27/3/2000 và Thông tư số 74/2000/ TT–BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/7/2000 hướng dẫn việc tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là một chính sách hoàn toàn phù hợp. Nhà nước sẽ tạm thời không đánh thuế GTGT đối với các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong thời gian 3 năm (từ 1/1/2000 đến hết 31/12/2002) bao gồm: hoạt động môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán. Thiết nghĩ vấn đề đặt ra ở đây là thời gian ưu đãi thuế GTGT như vậy đã hợp lý chưa? Sau thời gian ưu đãi, hoạt động kinh -2- doanh chứng khoán có thuộc diện chịu thuế GTGT không? Nếu có thì thuế suất bao nhiêu là hợp lý? Chế độ hóa đơn, chứng từ và quá trình hoàn thuế cần thực hiện như thế nào? Thứ nhất, thời gian ưu đãi của thuế GTGT như trên là chưa phù hợp với hình tình thực tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương vào 20/7/2000 nếu tính đến hết ngày 31/12/2002 thì thị trường này hoạt động chưa tới 3 năm. Việc đánh thuế GTGT sớm sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Bởi vì đến những tháng đầu năm 2001, các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán mới bắt đầu gia tăng mạnh. Điều đó có nghĩa là doanh thu của các công ty chứng khoán tăng một cách khả quan. Cùng với sự gia tăng doanh thu môi giới, số lượng cổ phiếu lưu ký, số lượng tài khoản và tổng giá trị tiền ký quỹ của khách hàng tại các công ty chứng khoán đang biến thiên theo chiều đi lên. Tuy nhiên, mức độ tăng doanh thu môi giới hàng chục phần trăm vẫn chưa thể cứu các công ty chứng khoán thoát rỏi tình trạng thua lỗ như hiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán tài chính ngân hàng thuế gtgt đầu tư chứng khoán chứng khoánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
6 trang 345 0 0
-
174 trang 341 0 0
-
15 trang 328 0 0
-
102 trang 311 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 304 0 0 -
293 trang 304 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 302 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 298 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 289 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 251 0 0 -
DECREE No. 109-2007-ND-CP FROM GOVERNMENT
30 trang 243 0 0 -
9 trang 242 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 229 0 0 -
Thông tư số 87/2013/TT-BTC 2013
19 trang 225 0 0 -
128 trang 223 0 0
-
13 trang 222 0 0