Thịt Gà Nuôi Công Nghiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thịt Gà Nuôi Công Nghiệp Thịt Gà Nuôi Công Nghiệp Trong những loại thực phẩm động vật người Việt ưa dùng có thể nói thịt gà được người mình ưa chuộng nhất. Khi còn ở Việt Nam, món gà vẫn là một món ăn khoái khẩu và tương đối “sang cả” so với đại đa số bà con vẫn còn trong vòng lẩn quẩn của đói nghèo. Ngoài Bắc từ thời xa xưa, nguyên con gà luộc để luôn đầu và cánh cùng phao câu vẫn là một trong những thực đơn cần thiết trong những kỳ giỗ kỵ. Còn miền Trung, món gà kho mặn cũng kích thích không ít vị giác của dân đất cày lên sỏi đá. Rồi miền Nam, trong thời điểm trước 1975, nếu bạn đi về miền lục tỉnh thăm bè bạn, bà con, chắc chắn bạn sẽ phải thưởng thức ít nhất một lần những món gà xé phay chấm muối ớt… Như vậy, gà là một thức ăn không thể thiếu trong gia đ ình Việt Nam. Khi qua Mỹ, gà thả đồng hay còn được gọi là gà đi bộ, hay gà dai được đồng hương mến chuộng hơn gà nuôi công nghiệp. Nhưng thưa bạn, bạn có hình dung được gà nuôi công nghiệp ở Hoa Kỳ như thế nào không? Và thịt gà ở đây có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn về lâu về dài tùy theo phương pháp chăn nuôi và thức ăn như thế nào không? Xin mời bạn đọc những dòng tiếp theo dưới đây. Thịt gà dưới mắt nhà môi trường học Cho đến hôm nay, việc thêm vào thức ăn cho gà kích thích tố tăng trưởng, các nhà khoa học cũng không chứng minh được mức an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi áp dụng phương pháp nầy trong chăn nuôi. Đối với Cộng đồng Âu Châu, chăn nuôi theo cung cách trên vẫn là một đề tài tranh cãi qua việc xuất nhập cảng gà thịt từ Hoa Kỳ đến các quốc gia khác. Và câu chuyện kiện tụng giữa hai bên vẫn còn nằm trong hồ sơ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì theo quan điểm của trường phái Tây phương, các loại kích thích tố tăng trưởng có trong thức ăn cho gà sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe con người, lên hệ miễn nhiễm khi tiêu thụ thịt gà trong một thời gian dài. Đó là câu chuyện hormone trong thức ăn. Bài viết nầy đặt trọng tâm vào câu chuyện hóa chất arsenic hay còn gọi là thạch tín có trong thức ăn của gà. Thạch tín cũng như mức độc hại của nó đã được dàn trải qua rất nhiều bài của người viết trong suốt hơn mười năm qua trên các diễn đàn, báo chí, hay truyền thanh, truyền hình qua các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, hay trong thực phẩm. Chủ đề cho bài viết nầy là nói đến sự hiện diện của arsenic trong thức ăn cho gà. Qua sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi gia súc, arsenic được cho thêm vào thức ăn cho gà dưới dạng arsenic hữu cơ nhằm vào các mục tiêu chính sau đây: - Làm tăng trọng lượng của gà nhanh hơn; - Tiêu diệt các mầm bịnh và ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của gà; - Sau cùng, làm đậm màu các sớ thịt gà và da gà. Trước những nguy cơ bị nhiễm độc dài hạn, nhiều nhà chuyên môn về y tế công cộng đã khuyến cáo nhà sản xuất thức ăn cho gà không nên áp dụng phương pháp pha trộn thức ăn như kể trên. Xin thưa, đây chỉ là những khuyến cáo đơn lẻ. Trong lúc đó, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm FDA Hoa Kỳ chưa ban hành một điều luật nào về vấn đề nầy cả. Tuy nhiên, để đáp ứng lại các khuyến cáo trên, Cty Tyson Foods, một đại công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ về sản xuất gà đã tuyên bố ngừng hẳn việc cho thêm arsenic vào thức ăn cho gà từ năm 2004. Nhưng điều nầy, cũng chỉ thấy trên văn bản nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy quyết định trên được thi hành triệt để qua phân tích và theo dõi cùng kiểm phẩm thức ăn sản xuất. Tiếp theo đó, Cty Mc Donalds cũng yêu cầu các nhà cung cấp thịt gà cũng không được cho thêm arsenic vào trong thức ăn cho gà. Còn Liên hiệp Âu châu chính thức cấm nhập cảng gà được nuôi bằng thức ăn có trộn lẫn arsenic từ năm 1999. Hóa chất chứa arsenic trong thức ăn là gì? Xin thưa. Đó là hóa chất có tên Roxarsone-4-hydroxy-3- nitrobenzene-arsenic acid. Đây là một loại arsenic hữu cơ, ít độc hại hơn arsenic dưới dạng vô cơ như arsenite (As3+) hay arseniate (As5+). Hai loại arsenic nầy có thể hấp thụ trực tiếp vào cơ thể và tích tụ trong gan con người. Theo ước tính hiện tại, chất roxarsone đã được trộn trong thực phẩm của hơn 70% của chín (9) tỷ con gà tiêu thụ hàng năm ở Hoa Kỳ. Và lượng roxarsone cần thiết cho nhu cầu trên là 2,2 triệu cân Anh (lb) (1 lb=0,453 grams). Do đó, ngoài lượng arsenic tích tụ trong cơ thể gà, phần còn lại sẽ theo phân gà ra ngoài môi trường. Các phân nầy sẽ được chim chóc, và thú vật ăn vào trở lại. Từ đây, arsenic hữu cơ sẽ biến đổi thành arsenic vô cơ và được chuyển tải trở vào môi trường qua phân của chúng. Nên nhớ, arsenic là một hóa chất có trong thiên nhiên, có hàm lượng trung bình trong đất thay đổi tùy theo vùng địa dư từ 2 mg/Kg đến 200 mg/Kg như trong một số vùng đã bị ô nhiễm ở ĐBSCL Việt Nam. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, việc tiếp nhiễm dài hạn dưới dạng arsenic vô cơ sẽ ảnh hưởng đến gan, phổi, thận, bàng quang, da và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học bệnh thường gặp dinh dưỡng cho sức khỏe y học phổ thông tài liệu y học giáo dục y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0