Thơ ca HMông và những mạch nguồn cảm hứng
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 137.43 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thơ ca Hmông đã khắc họa một cách rõ nét và sinh động cuộc sống và số phận của dân tộc Hmông từ quá khứ đến hiện tại, từ số phận cá nhân đến số phận cộng đồng. Thông điệp nghệ thuật mang tính tư tưởng đó được biểu hiện thông qua những phức điệu cảm hứng- những phức điệu tâm hồn Hmông, từ cảm hứng cảm thương- bi kịch đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm. Chúng ta nhận thấy trong thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại một diện mạo tâm hồn Hmông đầy cá tính và bản sắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ ca HMông và những mạch nguồn cảm hứng Nguyễn Kiến Thọ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 199 - 204 THƠ CA HMÔNG VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG Nguyễn Kiến Thọ* Truờng Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thơ ca Hmông đã khắc họa một cách rõ nét và sinh động cuộc sống và số phận của dân tộc Hmông từ quá khứ đến hiện tại, từ số phận cá nhân đến số phận cộng đồng. Thông điệp nghệ thuật mang tính tư tưởng đó được biểu hiện thông qua những phức điệu cảm hứng- những phức điệu tâm hồn Hmông, từ cảm hứng cảm thương- bi kịch đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm. Chúng ta nhận thấy trong thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại một diện mạo tâm hồn Hmông đầy cá tính và bản sắc. Từ khóa: Dân tộc Hmông, thơ ca, cảm hứng, đổi mới, hiện đại… Trong bức tranh toàn cảnh của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, dù chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn, vẫn phải thừa nhận rằng, dân tộc Hmông (Hmôngz) có một kho tàng thơ ca phong phú và độc đáo. Đó là sản phẩm tinh thần của một dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong một nền văn hoá giàu truyền thống và bản sắc. Từ những truyện thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, những bài dân ca... đến sáng tác của những nhà thơ Hmông thời kì hiện đại là một quá trình lao động sáng tạo của cả một dân tộc và của từng cá nhân, để góp phần tạo ra một nguồn thơ Hmông đặc sắc, phản ánh chân thực và sinh động đời sống lao động sản xuất, đời sống văn hoá-tinh thần, đời sống tâm linh...của dân tộc này.* Nhìn từ phương diện nội dung phản ánh, thơ ca dân tộc Hmông mang những nét đặc trưng riêng: Đó là quá trình mở rộng đề tài, chủ đề gắn liền với sự đổi thay, phát triển trong đời sống cộng đồng; đó là quá trình tiếp biến của những phức điệu cảm hứng nghệ thuật; đó còn là sự vận động, phát triển của năng lực nhận thức về thế giới và con người. Đời sống tinh thần, vật chất, những nét bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc Hmông được hiển lộ qua một nền thơ ca từ truyền thống đến hiện đại. Nghiên cứu thơ ca Hmông dưới góc độ cảm hứng nghệ thuật sẽ góp phần làm nổi bật những âm hưởng chủ đạo trong giai điệu tâm hồn của dân tộc Hmông. Mặt khác, sẽ góp phần lí giải một vấn đề mang tính qui luật * Tel: 0983 677111, Email: nguyenkientho@gmail.com trong thơ ca- đó là quá trình hình thành, tiếp biến và phát triển của các phức điệu cảm hứng nghệ thuật. Nó không chỉ mặc định những đặc trưng bản sắc trong thơ ca của dân tộc Hmông bên cạnh thơ ca của các dân tộc thiểu số khác, mà còn góp phần nhận diện một gương mặt tâm hồn dân tộc Hmông đầy cá tính và bản lĩnh. Cho đến nay, những thành quả ban đầu trong nghiên cứu về dân tộc Hmông chủ yếu vẫn là hướng tiếp cận trên các phương diện văn hoá học, ngôn ngữ học và dân tộc học với các công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu có tên tuổi như: Đặng Nghiêm Vạn, Lê Trung Vũ, Cư Hoà Vần, Trần Hữu Sơn, Đỗ Đức Lợi, Trần Trí Dõi...Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn học nói chung và thơ ca nói riêng của dân tộc Hmông vẫn còn hết sức khiêm tốn, thiếu sự đồng bộ và chưa toàn diện. Hầu như các nhà nghiên cứu mới chỉ hướng sự chú ý vào mảng thơ ca dân gian Hmông (chủ yếu là dân ca), còn mảng thơ ca Hmông thời kì hiện đại cho đến nay vẫn chưa thật sự được quan tâm. Theo khảo sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có một công trình, bài viết nào tập trung nghiên cứu về thơ ca Hmông dưới góc độ cảm hứng nghệ thuật, có chăng, vấn đề cảm hứng chỉ có thể được nhắc đến với tư cách là một trong những yếu tố góp phần thể hiện nội dung/chủ đề của thơ ca Hmông. Đáng chú ý là các bài viết tiêu biểu: Tiếng hát làm dâu, tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của người phụ nữ Mèo của Tô Hoài (Tạp chí Văn học, số 2, 1965), Tâm hồn và tiếng hát 199 Nguyễn Kiến Thọ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Hmông cuả Chế Lan Viên (Lời giới thiệu cuốn Dân ca Hmông, Nxb Văn học, 1984). Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi nảy sinh ý tưởng và những luận điểm khoa học cho bài viết này. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Cảm hứng là trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện cho óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo hiệu quả nhất[1]. Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về việc định danh và phân loại cảm hứng. Ý kiến của N.Pôxpôlôv trong Dẫn luận nghiên cứu văn học chia cảm hứng làm 6 loại: Cảm hứng anh hùng ngợi ca, cảm hứng kịch tính, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng cảm thương, cảm hứng bi kịch và cảm hứng trào phúng [2]. Nhà nghiên cứu Phương Lựu chia cảm hứng làm 3 loại: cảm hứng lịch sử dân tộc, cảm hứng thế sự và cảm hứng đời tư [3]. Về cơ bản, chúng tôi tán đồng với cách phân loại như trên. Tuy nhiên, trong một tác phẩm văn học nhất định, có hiện tượng phổ biến là các loại cảm hứng nói trên không tồn tại độc lập, mà kết hợp, đan xen lẫn nhau. Do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể là thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi chủ trương phân loại và định danh các phức hợp cảm hứng gắn liền với các giai đoạn lịc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ ca HMông và những mạch nguồn cảm hứng Nguyễn Kiến Thọ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 199 - 204 THƠ CA HMÔNG VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG Nguyễn Kiến Thọ* Truờng Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thơ ca Hmông đã khắc họa một cách rõ nét và sinh động cuộc sống và số phận của dân tộc Hmông từ quá khứ đến hiện tại, từ số phận cá nhân đến số phận cộng đồng. Thông điệp nghệ thuật mang tính tư tưởng đó được biểu hiện thông qua những phức điệu cảm hứng- những phức điệu tâm hồn Hmông, từ cảm hứng cảm thương- bi kịch đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm. Chúng ta nhận thấy trong thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại một diện mạo tâm hồn Hmông đầy cá tính và bản sắc. Từ khóa: Dân tộc Hmông, thơ ca, cảm hứng, đổi mới, hiện đại… Trong bức tranh toàn cảnh của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, dù chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn, vẫn phải thừa nhận rằng, dân tộc Hmông (Hmôngz) có một kho tàng thơ ca phong phú và độc đáo. Đó là sản phẩm tinh thần của một dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong một nền văn hoá giàu truyền thống và bản sắc. Từ những truyện thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, những bài dân ca... đến sáng tác của những nhà thơ Hmông thời kì hiện đại là một quá trình lao động sáng tạo của cả một dân tộc và của từng cá nhân, để góp phần tạo ra một nguồn thơ Hmông đặc sắc, phản ánh chân thực và sinh động đời sống lao động sản xuất, đời sống văn hoá-tinh thần, đời sống tâm linh...của dân tộc này.* Nhìn từ phương diện nội dung phản ánh, thơ ca dân tộc Hmông mang những nét đặc trưng riêng: Đó là quá trình mở rộng đề tài, chủ đề gắn liền với sự đổi thay, phát triển trong đời sống cộng đồng; đó là quá trình tiếp biến của những phức điệu cảm hứng nghệ thuật; đó còn là sự vận động, phát triển của năng lực nhận thức về thế giới và con người. Đời sống tinh thần, vật chất, những nét bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc Hmông được hiển lộ qua một nền thơ ca từ truyền thống đến hiện đại. Nghiên cứu thơ ca Hmông dưới góc độ cảm hứng nghệ thuật sẽ góp phần làm nổi bật những âm hưởng chủ đạo trong giai điệu tâm hồn của dân tộc Hmông. Mặt khác, sẽ góp phần lí giải một vấn đề mang tính qui luật * Tel: 0983 677111, Email: nguyenkientho@gmail.com trong thơ ca- đó là quá trình hình thành, tiếp biến và phát triển của các phức điệu cảm hứng nghệ thuật. Nó không chỉ mặc định những đặc trưng bản sắc trong thơ ca của dân tộc Hmông bên cạnh thơ ca của các dân tộc thiểu số khác, mà còn góp phần nhận diện một gương mặt tâm hồn dân tộc Hmông đầy cá tính và bản lĩnh. Cho đến nay, những thành quả ban đầu trong nghiên cứu về dân tộc Hmông chủ yếu vẫn là hướng tiếp cận trên các phương diện văn hoá học, ngôn ngữ học và dân tộc học với các công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu có tên tuổi như: Đặng Nghiêm Vạn, Lê Trung Vũ, Cư Hoà Vần, Trần Hữu Sơn, Đỗ Đức Lợi, Trần Trí Dõi...Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn học nói chung và thơ ca nói riêng của dân tộc Hmông vẫn còn hết sức khiêm tốn, thiếu sự đồng bộ và chưa toàn diện. Hầu như các nhà nghiên cứu mới chỉ hướng sự chú ý vào mảng thơ ca dân gian Hmông (chủ yếu là dân ca), còn mảng thơ ca Hmông thời kì hiện đại cho đến nay vẫn chưa thật sự được quan tâm. Theo khảo sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có một công trình, bài viết nào tập trung nghiên cứu về thơ ca Hmông dưới góc độ cảm hứng nghệ thuật, có chăng, vấn đề cảm hứng chỉ có thể được nhắc đến với tư cách là một trong những yếu tố góp phần thể hiện nội dung/chủ đề của thơ ca Hmông. Đáng chú ý là các bài viết tiêu biểu: Tiếng hát làm dâu, tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của người phụ nữ Mèo của Tô Hoài (Tạp chí Văn học, số 2, 1965), Tâm hồn và tiếng hát 199 Nguyễn Kiến Thọ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Hmông cuả Chế Lan Viên (Lời giới thiệu cuốn Dân ca Hmông, Nxb Văn học, 1984). Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi nảy sinh ý tưởng và những luận điểm khoa học cho bài viết này. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Cảm hứng là trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện cho óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo hiệu quả nhất[1]. Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về việc định danh và phân loại cảm hứng. Ý kiến của N.Pôxpôlôv trong Dẫn luận nghiên cứu văn học chia cảm hứng làm 6 loại: Cảm hứng anh hùng ngợi ca, cảm hứng kịch tính, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng cảm thương, cảm hứng bi kịch và cảm hứng trào phúng [2]. Nhà nghiên cứu Phương Lựu chia cảm hứng làm 3 loại: cảm hứng lịch sử dân tộc, cảm hứng thế sự và cảm hứng đời tư [3]. Về cơ bản, chúng tôi tán đồng với cách phân loại như trên. Tuy nhiên, trong một tác phẩm văn học nhất định, có hiện tượng phổ biến là các loại cảm hứng nói trên không tồn tại độc lập, mà kết hợp, đan xen lẫn nhau. Do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể là thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi chủ trương phân loại và định danh các phức hợp cảm hứng gắn liền với các giai đoạn lịc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ ca HMông Thơ ca HMông và những mạch nguồn cảm hứng Những mạch nguồn cảm hứng Dân tộc Hmông Phức điệu tâm hồn HmôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu di cư người Hmông: Phần 2
120 trang 16 0 0 -
Người H'Mông (Việt Nam - Các dân tộc anh em): Phần 2
85 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu di cư người Hmông: Phần 1
87 trang 12 0 0 -
27 trang 11 0 0
-
Dân tộc H'Mông, Dân tộc Hà Nhì
10 trang 11 0 0 -
Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông
11 trang 10 0 0 -
108 trang 10 0 0
-
10 trang 9 0 0
-
Sự tham gia của người chồng trong chăm sóc sức khỏe vợ mang thai ở dân tộc Hmông
9 trang 9 0 0 -
Giáo sư Nicholas Tapp - người phiêu bạt cùng văn hóa dân tộc Miêu
3 trang 7 0 0