Danh mục

Thúc đẩy tăng trưởng xanh bao trùm tại Việt Nam: Nghiên cứu trên phương diện xã hội

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.26 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển trụ cột xã hội của tăng trưởng xanh bao trùm trên cơ sở sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam giai đoạn 2011-2021 và dữ liệu chéo năm 2021 của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù đạt được nhiều bước tiến vững chắc trong việc đảm bảo bình đẳng xã hội trên nhiều lĩnh vực nhưng Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu phát triển kém bền vững, đặc biệt khi phải đối mặt với các cú sốc từ bên ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tăng trưởng xanh bao trùm tại Việt Nam: Nghiên cứu trên phương diện xã hội THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH BAO TRÙM TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRÊN PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI ThS. Đặng Thùy Nhung Học viện Chính sách và Phát triển Email: nhung.mpi@apd.edu.vnTóm tắt: Phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) đã trở thành mụctiêu phát triển của nhiều quốc gia trong thời kỳ tới. Để đạt được mục tiêu này, nhiều quốcgia đã lựa chọn theo đuổi chính sách phát triển theo hướng Tăng trưởng xanh bao trùm.Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển trụ cột xã hội của tăngtrưởng xanh bao trùm trên cơ sở sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam giai đoạn2011-2021 và dữ liệu chéo năm 2021 của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực. Kếtquả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù đạt được nhiều bước tiến vững chắc trong việc đảmbảo bình đẳng xã hội trên nhiều lĩnh vực nhưng Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu pháttriển kém bền vững, đặc biệt khi phải đối mặt với các cú sốc từ bên ngoài. Để thúc đẩycông bằng xã hội trong mục tiêu tăng trưởng xanh bao trùm hướng tới phát triển bềnvững, Việt Nam cần khắc phục các điểm yếu hiện tại đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng đachiều, đồng thời chú trọng mở rộng cơ hội việc làm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao, cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, và an sinh xã hội.Từ khóa: Tăng trưởng xanh bao trùm, bình đẳng xã hội, Việt Nam. INCLUSIVE GREEN GROWTH IN VIETNAM: A REVIEW ON SOCIAL EQUITY PILLARAbstract: Sustainable Development Goals (SDGs) have become the targets for manycountries in the coming period. To achieve these goals, many countries have chosen topursue development policies towards Inclusive Green Growth. The study was conducted toassess the social equity pillar of inclusive green growth by using Vietnams time series datafor the period 2011-2021 and cross-sectional data for 2021 of Vietnam and other countriesin the region. The results show that despite making steady progress in ensuring socialequality in many fields, Vietnam still has some risky signals of unsustainable development,especially when faced with external shocks. In order to promote social equity pillar ofinclusive green growth towards sustainable development, Vietnam needs to overcomecurrent weaknesses, especially multidimensional inequality, and focus on expanding theemployment opportunities, training high-quality human resources, and improving thequality of health, education, and other social security services.Key words: Inclusive green growth, social equity, Việt Nam. 336Giới thiệu Khái niệm phát triển bền vững được giới thiệu lần đầu trong báo cáo của Ủy banMôi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environmant and Development- WCED), Liên Hiệp Quốc năm 1987 và được định nghĩa rằng phát triển bền vững là pháttriển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu củathế hệ tương lai (Brundtland, G. H., 1987). Trên thực tế, mặc dù nền kinh tế của các quốcgia đều đã có sự phát triển vượt trội trong hơn 2 thập kỷ qua nhưng thành quả của pháttriển kinh tế vẫn chưa được phân bổ một cách bình đẳng, đói nghèo vẫn tồn tại ở nhiều nơitrên thế giới (Albagoury, S., 2016). Thêm vào đó, việc phát triển kinh tế nhanh đã làm tổnhại môi trường với bằng chứng là vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm, sa mạc hóa, suy thoáihệ sinh thái và cạn kiệt tài nguyên. Những vấn đề môi trường này không chỉ ảnh hưởngtrực tiếp tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân và các nguồn lực cho phát triểnkinh tế mà còn gián tiếp đe dọa tới sự sống của con người. Do vậy, vào tháng 3 năm 2016, mục tiêu phát triển bền vững (SustainableDevelopment Goals - SDGs) đã trở thành mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia trong thờikỳ tới. Để đạt được mục tiêu này, nhiều quốc gia đã lựa chọn theo đuổi chính sách pháttriển theo hướng Tăng trưởng xanh bao trùm. Tại hội nghị Rio +20 của Liên Hợp Quốc vềPhát triển bền vững, thuật ngữ “Tăng trưởng xanh bao trùm” được sử dụng lần đầu nhằmhợp nhất hai mục tiêu lớn đang được quan tâm hàng đầu bởi các quốc gia trên thế giới làmục tiêu tăng trưởng xanh và mục tiêu tăng trưởng bao trùm (Albagoury, S., 2016). Nghiên cứu được thực hiện nhằm đáng giá thực trạng trụ cột xã hội với trọng tâm làbình đẳng xã hội của mục tiêu tăng trưởng xanh bao trùm tại Việt Nam. Dựa trên bộ chỉtiêu cập nhật được đề xuất bởi ADB (2018), nghiên cứu đã tiến hành đánh giá phương diệnxã hội của tăng trưởng xanh bao trùm ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021, so sánhtương quan với một số quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực châu Á, từ đóđề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh bao trùm dựa trên trụ cột xã hộiở Việt Nam trong giai đoạn tới.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh bao trùm1.1. Định nghĩa tăng trưởng xanh bao trùm Tăng trưởng bao trùm liên quan đến tốc độ và hình dạng của tăng trưởng (Pratt etal., 2013). Tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng đi kèm giảm nghèo, giảm bất bình đẳngvới sự tham gia của người nghèo vào kinh tế và chính trị (Ianchovichina, 2008). Trong khiđó, tăng trưởng xanh là tăng trưởng đi kèm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hạnchế ô nhiễm và các tác động tiêu cực tới môi trường, giúp củng cố hệ sinh thái và ngănchặn thiên tai (World Bank, 2012). Như vậy, tăng trưởng bao trùm quan tâm tới phúc lợicủa thế hệ hiện tại trong khi tăng trưởng xanh quan tâm tới phúc lợi của thế hệ tương laicho nên tăng trưởng xanh bao trùm có thể được định nghĩa là tăng trưởng giúp cải thiệnphúc lợi của cả thế hệ hiện tại và tương lai. World Bank (2012) định nghĩa tăng trưởng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: