Thúc đẩy tiêu dùng nội địa để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mớiKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA17.THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG NỘI ĐỊAĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI PGS.TS. Đỗ Anh Đức* Tóm tắt Sau Covid-19, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn phải chịu ảnh hưởng của dịchbệnh đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động kích cầutiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là đòn bẩy kinh tế hữu hiệunhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục tăngtrưởng kinh tế. Việc kích cầu tiêu dùng nội địa không chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệpđứng vững sau khó khăn do đại dịch Covid-19 mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, giànhđược lòng tin từ các “thượng đế” trong nước, nắm được lợi thế cạnh tranh với các mặt hàngchất lượng cao và giá rẻ từ các quốc gia tràn sang. Từ khóa: tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế, bối cảnh mới1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn, với quy mô dân sốđông – khoảng hơn 100 triệu người, trong đó có tới 60% là dân số trẻ. Với một lượng lớn làdân số trẻ thì đây được coi là thị trường tiềm năng. Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao,mức chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam ngày một tăng – chi tiêu cá nhân tăng caothể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên. Tiêu dùng làmột phần quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay, vai tròcủa tiêu dùng đối với tăng trưởng phát triển vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi đối với cácnhà kinh tế học. Nhiều học thuyết kinh tế cho rằng, tăng trưởng chủ yếu do tiết kiệm và đầu tư,tiêu dùng đóng vai trò không quan trọng. Tuy nhiên, một số học thuyết khác (trong đó có họcthuyết của Keynes) lại đề cao vai trò của tổng cầu và tiêu dùng. Trong những năm gần đây,* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân272 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚIcác nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia cũng đưa ra các kết quả trái ngược nhau về vaitrò của tiêu dùng trong nền kinh tế. Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển, các nướcphụ thuộc nhiều vào tài nguyên và xuất khẩu chỉ ra rằng, tiêu dùng không đóng vai trò quantrọng trong tăng trưởng kinh tế (Dmitrovic và cộng sự, 2009; Lê Nguyễn Hậu, 2012). Trongkhi đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác (đặc biệt là các nghiên cứu đối với các quốc giaphát triển) lại cho rằng, tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế (Thủy,2014; Phan và Tô, 2011). Các nghiên cứu này cho thấy tiêu dùng có mối quan hệ qua lại haichiều với tăng trưởng kinh tế, theo đó tiêu dùng sẽ là đầu ra của sản xuất và là động lực thúcđẩy tăng trưởng đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, tăng trưởng kinh tếgiúp tăng thu nhập các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy tiêu dùng (Do, A. D., 2016). Ở Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng9,6% so với năm trước (Báo cáo FMCG, 2023). Tổng cầu tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất,trên 70% trong cơ cấu GDP, trong đó tiêu dùng của dân cư khoảng 90% tổng cầu tiêu dùng.Thị trường nội địa là điểm tựa cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiềubiến động. Nếu như trước đây, thị trường nội địa chỉ chiếm 40% tỷ trọng sản lượng hàngnăm, thì năm 2023 đã tăng lên 70%. Với lợi thế là ngành hàng tiêu dùng, phát triển thị trườngnội địa có thể bù lại thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp vượt khó, đặc biệt là trong mùacao điểm mua sắm cuối năm (Đỗ Anh Đức và Hà Diệu Linh, 2023). Nhìn chung, sản xuấtcông nghiệp sau một thời gian dài với nhiều khó khăn và giữ nhịp độ tăng trưởng chậm đã cónhững tín hiệu tốt, tuy chưa thực sự đột phá nhưng đã cho thấy sự phục hồi khả quan của sảnxuất công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời gian tới. Một số ngành có tốcđộ tăng chỉ số sản xuất cao so với tốc độ tăng chung của toàn ngành như: sản xuất trang phụctăng 19%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, mây tre giang tăng 39%; sản xuất giấy và sản phẩmtừ giấy tăng 21,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 9%; sản xuất thuốc, hóadược và dược liệu tăng 23,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 16,5%;sản xuất xe có động cơ tăng 39,3%... Tuy nhiên, một số ngành, do vẫn chưa thoát ra đượckhó khăn về tiêu thụ sản phẩm, hoặc thiếu vốn lưu động cho sản xuất... có chỉ số sản xuấtgiảm so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 7,8%; công nghiệpdệt giảm 9,6%; sản xuất sản phẩm cao su, plastic giảm 14%; sản xuất kim loại giảm 18,4%... Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức khá cao. Tuy nhiên, vớiđặc điểm là một quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Tiêu dùng nội địa Thúc đẩy tiêu dùng nội địa Đòn bẩy kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 729 3 0 -
38 trang 254 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 249 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 218 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 208 0 0 -
46 trang 204 0 0
-
13 trang 193 0 0
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 191 1 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 179 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 165 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 155 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 153 0 0 -
15 trang 149 0 0
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam hiện nay
10 trang 125 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 123 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 112 0 0