Danh mục

Thực hiện giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin theo phương pháp hòa hợp tích cực tại trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.45 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực hiện giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin theo phương pháp hòa hợp tích cực tại trường Đại học Thủ Dầu Một" tập trung luận giải những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy hòa hợp tích cực và việc thực hiện giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin theo phương pháp hòa hợp tích cực tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, sau khi nhà trường ban hành Kế hoạch số 64/KH-ĐHTDM, về xây dựng chuẩn đầu ra và triển khai dạy học số các học phần Lý luận chính trị theo định hướng ứng dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin theo phương pháp hòa hợp tích cực tại trường Đại học Thủ Dầu Một THỰC HIỆN GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN THEO PHƯƠNG PHÁP HÒA HỢP TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Lương Thị Hải Thảo1 1. Khoa Đào tạo kiến thức chungTÓM TẮT Nội dung chính của bài viết là tập trung luận giải những vấn đề liên quan đến phươngpháp giảng dạy hòa hòa họp tích cực và việc thực hiện giảng dạy học phần Triết học Mác –Lênin theo phương pháp hòa hợp tích cực tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, sau khi nhà trườngban hành Kế hoạch số 64/KH-ĐHTDM, về xây dựng chuẩn đầu ra và triển khai dạy học số cáchọc phần Lý luận chính trị theo định hướng ứng dụng. Từ đó đưa ra một số nhận xét nhằm rútkinh nghiệm nâng cao hiệu quả hơn trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị nói chungvà Triết học Mác- Lênin nói riêng. Từ khóa: Phương pháp dạy học, dạy học tích cực, hòa hợp tích cựcI. ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn một thập kỷ qua, phương pháp dạy học tích cực đang được các trường đại học rất quantâm. Đã có nhiều nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như sự cần thiết phải sử dụng phương phápnày, tuy nhiên áp dụng phương pháp tích cực vào thực tiễn dạy học vẫn còn là vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu, trao đổi. Qua bài viết này tác giả mong muốn được khái quát những điểm cơ bản vềphương pháp hòa hợp tích cực và chia sẻ việc thực hiện giảng dạy học phần Triết học Mác –Lênin theo phương pháp hòa hợp tích cực qua giảng dạy học kỳ 2,năm học 2021-2022, tại TrườngĐại học Thủ Dầu Một từ khi Kế hoạch 64/KH-ĐHTDM về xây dựng chuẩn đầu ra và triển khaidạy học số các học phần Lý luận chính trị theo định hướng ứng dụng được ban hành.II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2. 1. Khái quát về phương pháp hòa hợp tích cực Phương pháp giảng dạy tích cực, hay phương pháp giáo dục chủ động là những cách gọi đểchỉ những phương pháp, cách thức, kỹ thuật khác nhau làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, ngườihọc được làm việc, được sáng tạo. Áp dụng phương pháp này tức là thay đổi mô hình từ dạy họclấy người dạy làm trung tâm, đến dạy học lấy người học làm trung tâm. Với mô hình này, khôngchỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, đều có sự thiên lệch về một trong hai xu hướng,dù tạo ra một số thuận lợi nhưng phần lớn là những hạn chế về khả năng phát huy tính tích cựccủa một trong hai đối tượng người dạy hoặc người học. Vì vậy, nghiên cứu một mô hình mớikhắc phục được sự hạn chế này là việc hết sức cần thiết (Vũ Hồng Tiến, 2016). 148 Với Đại học Thủ Dầu Một, từ những năm đầu thành lập, Trường đã nỗ lực tìm kiếm vàthử nghiệm nhiều phương pháp giáo dục hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt,từ khi tiếp cận đề xướng CDIO và theo đuổi các chuẩn mực kiểm định quốc gia và quốc tế,Trường càng quyết tâm dùng chính những cải tiến trong phương pháp giảng dạy làm đòn bẩykích thích tinh thần dạy và học tích cực của tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên trong nhàtrường. Qua quá trình trải nghiệm thực tế các mô hình nâng cao năng lực giảng dạy của giảngviên và năng lực học tập của sinh viên như ISW, E-Learning,…cũng như được sự cộng tác củacác chuyên gia quốc tế, Trường đã định hình rõ triết lý giáo dục mà nhà trường theo đuổi chínhlà giáo dục hòa hợp, tích cực, dựa trên nguyên tắc “lấy việc học làm trung tâm”. Mô hình giáodục này là sự dung hòa hai thái cực từ dạy học lấy người dạy làm trung tâm, đến dạy học lấyngười học làm trung tâm nhằm khắc phục hạn chế về khả năng phát huy tính tích cực của mộttrong hai đối tượng người dạy hoặc người học như đã nêu trên, đó chính là phương pháp giáodục mới “Phương pháp hòa hợp tích cực”. Theo đó, giảng dạy “Hòa hợp tích cực” là phươngpháp đòi hỏi cả người dạy lẫn người học đều phải tăng cường sự hoạt động trong buổi học, thểhiện rõ nét vai trò của mình nhằm tạo ra thời gian đào tạo hiệu quả, kiểm soát được kết quả họctập mong đợi, chủ động cải thiện bản thân để có được hiệu quả dạy - học tốt nhất. 2.1.1. Một số yêu cầu của phương pháp dạy học hòa hợp tích cực Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy:Người dạy cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình, phải có tư duy mở và phải tiếpcận các phương pháp dạy học tiên tiến. Người dạy là nhân tố chủ đạo, quyết định đến chất lượngđào tạo nguồn lực có chất lượng cao. Đổi mới phương pháp dạy học hòa hợp tích cực không chỉbiến người dạy từ chỗ là người truyền đạt kiến thức một chiều theo lối truyền thống, áp đặt, cònngười học là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, một chiều thành người hướng dẫn,định hướng, tổ chức việc học cho người học một cách chủ động, tích cực, hỗ trợ họ giải đáp cácthắc mắc, các yêu cầu mà người học đặt ra, khi cần thiết, phương pháp này còn đòi hỏi người thầyphải chủ động đầu tư rất nhiều, có tâm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: