Danh mục

Thực trạng động cơ làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.98 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu nguồn gốc của các động cơ làm việc và cung cấp cho giáo viên những điều kiện làm việc cần thiết, để họ tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả giáo dục tốt hơn cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học, với nơi công tác là hữu ích cho các cán bộ quản lý nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng động cơ làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Nguyễn Tân1Tóm tắt Động cơ làm việc của giáo viên có vai trò quan trọng, thúc đẩy giáo viên tích cực và đạt kết quả giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, động cơ làm việc của các giáo viên khá đa dạng và xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân. Vì vậy, tìm hiểu nguồn gốc của các động cơ làm việc và cung cấp cho giáo viên những điều kiện làm việc cần thiết, để họ tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả giáo dục tốt hơn cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học, với nơi công tác là hữu ích cho các cán bộ quản lý nhà trường. Từ khoá: Động cơ; Động cơ làm việc của giáo viên; Giáo viên trường trung học phổ thông.1. Mở đầu Nghiên cứu về động cơ làm việc và tạo động cơ làm việc cho giáo viên luôn là vấn đềđược quan tâm nghiên cứu, bởi vai trò quan trọng của động cơ làm việc của giáo viên đốivới tạo động cơ học tập cho người học, giúp giáo viên tìm thấy hạnh phúc nghề nghiệp, từđó nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục (Richardson và Watt, 2010). Một trong những lý thuyết ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng đến tạo động cơ cá nhânlà học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow (1943). A. Maslow cho rằng, tất cả mọi ngườiđều có các nhu cầu cơ bản, nên các nhà lãnh đạo, quản lý có thể tạo động cơ cho nhân viênthoả mãn nhu cầu cá nhân bằng cách tạo điều kiện để nhân viên tham gia và liên tục thực hiệnnhững hành vi cần thiết hướng tới hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. A. Maslow phân chianhu cầu của con người theo các thang đo từ thấp đến cao gồm: nhu cầu cơ bản sinh học, nhucầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân.Ông nhấn mạnh nhu cầu cho dù được thỏa mãn hay không cũng chi phối hành vi của conngười, trở thành cái thúc đẩy hoặc làm thay đổi hành vi, thái độ của con người. [1] Trên cơ sở kế thừa quan điểm của A. Maslow, Clayton P.Alderfer (1969) đã cụ thể hóavà đề xuất Thuyết tạo động cơ ERG (Nhu cầu tồn tại - quan hệ - phát triển). Nhu cầu tồn tại(Existence) bao gồm nhu cầu cơ bản theo thuyết A. Maslow, cộng thêm một số nhân tố nhưmức phụ cấp công tác, điều kiện công việc, lương bổng… Nhu cầu quan hệ (Relatedness)là nhu cầu về các quan hệ liên nhân cách giữa cá nhân với tổ chức, các thành viên khác1 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế; Email: tann@hue.edu.vn.Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 535với gia đình, bạn bè… Nhu cầu phát triển (Growth) mong muốn sáng tạo và đổi mới cótác động tích cực đến hoạt động của tổ chức. Đây chính là nhu cầu được thể hiện mìnhtrong môi trường sống. [4] Như vậy, có thể quan niệm, động cơ làm việc của giáo viên là những yếu tố có tính cá nhânthúc đẩy mỗi giáo viên tích cực làm việc để đạt được kết quả giáo dục/ thành tích tốt hơn, có tácđộng tích cực đến kết quả giáo dục của nhà trường. Nghiên cứu này dựa trên hệ thống nhu cầu của A. Maslow để thiết kế các chỉ báo vềnhu cầu thúc đẩy giáo viên trường THPT tích cực làm việc, từ đó đo lường và xác định cácnhu cầu làm việc được xếp hạng quan trọng nhất để tìm kiếm những động cơ làm việc phổbiến của giáo viên. Việc đo lường được các động cơ làm việc sẽ giúp các cán bộ quản lý nhàtrường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có cơ sở khoa học để tìm kiếm các biệnpháp tạo động cơ cho cho giáo viên để họ tiếp tục phấn đấu đạt được thành tích trong côngviệc cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học và nhà trường.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này triển khai đo lường để tìm kiếm các động cơ làm việc phổ biến nhấtcủa giáo viên trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mẫu khảo sát được lựa chọnlà 203 giáo viên THPT và cán bộ quản lý đang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đại diện cho3 loại trường thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, khá thuận lợi và khó khăn(Trường THPT Chuyên Quốc học Huế: 131 người, Trường THPT Phú Bài: 47 người, trườngTHPT Nam Đông: 25 người). Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp điều tra bằng bảnghỏi, phương pháp thống kê toán học, phỏng vấn sâu. Công cụ khảo sát được xây dựng gồm 06 nội dung với 60 items, gồm 05 nhóm nhu cầuthúc đẩy giáo viên làm việc và 01 nhóm các nội dung về công việc, về nghề nghiệp đượcgiáo viên cảm nhận. Độ tin cậy của các thang đo được tính toán và cho kết quả cụ thể như sau: Thang đo vềnhu cầu cơ bản, hệ số Cronbach Alpha = 0,718. Thang đo về nhu cầu an toàn, hệ số CronbachAlpha = 0,684. Thang đo về nhu cầu được tôn trọng, hệ số Cronbach Alpha = 0,810. Thangđo về nhu cầu được khẳng định bản thân, Cronbach Alpha = 0,880. Ngoài ra, thang đo cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: