Danh mục

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 10 cán bộ quản lý và 109 giáo viên đang công tác ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Phạm Thế Kiên1 Trần Xuân Dũng2Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 10 cán bộ quản lý và 109 giáo viên đang công tác ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Các chủ thể quản lý đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các năng lực xây dựng kế hoạch, năng lực sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tuy nhiên, bồi dưỡng năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh chưa được chú trọng triển khai. Hiệu quả của các phương thức tổ chức bồi dưỡng chưa cao. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hầu như chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng. Các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các lực lượng giáo dục nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Từ khoá: Bồi dưỡng; Năng lực chuyên môn; Nghiệp vụ; Giáo viên trung học phổ thông.1. Đặt vấn đề Mục tiêu của Chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) là nhằm giúp họcsinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thứcvà nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề1 Ban Thanh tra và Pháp chế, Đại học Huế.2 Học viên cao học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; Điện thoại: 090 5050 135; Email: ptkien@hueuni.edu.vn.Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 567nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tụchọc lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổithay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới [2]. Giáo dục phổ thôngnước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lựccủa người học, từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinhlàm được cái gì qua việc học. Trước kia, hoạt động dạy học của giáo viên chủ yếu nặng về truyền thụ kiến thức, chủyếu “đọc - chép”, thì nay, giáo viên phải hướng dẫn học sinh về cách học nhiều hơn. Họcsinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng, tiềm lực củamình để thực hiện mục tiêu giáo dục, trong quá trình đó sẽ rèn luyện năng lực sáng tạo. Đổimới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi giáo viên phải được trang bị thêm năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó, ngoàinăng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh; giáo viên THPT còn phải xây dựng được kế hoạch dạyhọc và giáo dục, phải sử dụng được phương pháp dạy học và giáo dục, và phải kiểm tra,đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Bồi dưỡng năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT chính là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bịthêm và trang bị mới những kiến thức, kỹ năng và thái độ, có thêm những năng lực để cóthể thích ứng và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục THPT. Ở tỉnh Quảng Trị, hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viêncác trường THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quản lý. Nhìn chung, Sở GD&ĐT đãquan tâm triển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên các trường THPT trênđịa bàn, trong đó có giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa. Thời gian tập huấn, bồidưỡng thường được triển khai vào các dịp hè, nội dung bồi dưỡng thường tập trung vào bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Tuy nhiên, đối tượng đượctham gia tập huấn, bồi dưỡng thường chỉ là cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên cốt cán; việcphổ biến, triển khai bồi dưỡng, tập huấn từ CBQL, giáo viên cốt cán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: