Danh mục

Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,020.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Kết quả nghiên cứu có thể là một tham khảo hữu ích cho nhà trường, chính quyền địa phương trong việc thực thi những giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cho HS THCS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0159 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 3-16 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai (RRTT) và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của 138 học sinh (HS) cấp trung học cơ sở (THCS) ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Kết quả cho thấy, năng lực của các em HS còn rất hạn chế. Năng lực ở mức rất tốt và tốt không có HS nào, ở mức khá có 6 HS (chiếm 4,3%), mức trung bình có 116 HS (chiếm 84,1%) và mức kém có 16 HS (chiếm 11,6%). Điểm bình quân về năng lực của 138 HS tham gia khảo sát chỉ đạt mức trung bình (73,7 điểm). Năng lực của HS chia theo trường, lớp, giới tính và dân tộc không có sự khác biệt nhiều. Kết quả nghiên cứu có thể là một tham khảo hữu ích cho nhà trường, chính quyền địa phương trong việc thực thi những giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cho HS THCS. Từ khóa: năng lực, giảm thiểu RRTT, thích ứng với BĐKH, HS, Sìn Hồ. 1. Mở đầu BĐKH được nhận định là một trong các thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XXI. Dưới tác động của BĐKH, thiên tai trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng cả về quy mô, cường độ và tần suất, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các nghiên cứu liên quan đến thiên tai và BĐKH đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Muzenda-Mudavanhu và cộng sự đã phân tích thực trạng và cho thấy, trẻ em có kiến thức cơ bản tốt về RRTT [1]. Bài viết của Đỗ Hương Trà và Nguyễn Diệu Linh đề cập đến kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “BĐKH và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” trong dạy học môn Vật lí ở 2 trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Hải Dương [2]. Bài viết của Lê Thị Thu Hương trình bày kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và HS tiểu học về BĐKH và ứng phó với BĐKH [3]. Nguyễn Thị Hiển đã tổng kết những kinh nghiệm giáo dục BĐKH của Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và những tồn tại trong công tác giáo dục BĐKH ở Việt Nam làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục BĐKH cho Việt Nam [4]. Một phần bài viết của Hoàng Thị Bình Minh và cộng sự cho thấy, chương trình sách giáo khoa cấp THCS chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục HS về BĐKH. Sau khi được truyền thông, các em có sự thay đổi tích cực về nhận thức, hành vi và thái độ về BĐKH [5]. Bài viết của Đào Ngọc Bích và Phạm Thị Bình đã phân loại và xác định các bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục thiên tai trong chương trình Địa lí THCS và thiết kế một số giáo án mẫu [6]. Bài viết của Nguyễn Thế Hưng và Nguyễn Thị Quyên đề cập mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu lựa chọn phương pháp giảng dạy tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học môn Sinh học ở trường trung Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022. Tác giả liên hệ: Vũ Thị Mai Hương. Địa chỉ e-mail: huongvmh@gmail.com 3 Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh học phổ thông và giới thiệu cách thiết kế, tổ chức dạy học bài “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển” theo quan điểm tích hợp giáo dục BĐKH [7]. Bài viết của Nguyễn Thị Hồng Nhung trình bày cơ sở và một số hình thức, phương pháp tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong dạy học Địa lí 9 ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực HS [8]. Đỗ Trang và cộng sự đã sử dụng chỉ số rủi ro tổng hợp để xếp hạng mức độ rủi ro thiên tai cho 6 tỉnh ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu [9]. Theo hiểu biết của nhóm tác giả, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của trẻ em hoặc HS ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ nói chung hay ở tỉnh Lai Châu nói riêng. HS, đặc biệt là HS THCS tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số là đối tượng dễ bị tổn thương do ít cơ hội tiếp cận thông tin, chưa có nhiều kinh nghiệm như người lớn. Do vậy, khảo sát thực trạng năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS dân tộc thiểu số đang theo học cấp THCS tại các xã đặc biệt khó khăn ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu để làm căn cứ giúp cho nhà trường, chính quyền địa phương có những giải pháp nâng cao năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: