Danh mục

Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.99 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát được tiến hành trên 12 cán bộ quản lí và 90 giáo viên của 9 trường mầm non Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh để tìm hiểu về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non ngoài công lập. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập quận 11, TP. Hồ Chí Minh một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 6-9 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Vũ Ngọc Anh - Trường Mầm non Việt Mỹ, quận 11, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 24/05/2018; ngày sửa chữa: 25/05/2018; ngày duyệt đăng: 30/05/2018. Abstract: A survey on 12 managers and 90 teachers of nine private preschools in District 11, Ho Chi Minh City has been carried out to study the situation of developing the teaching staff at private preschools. The results of the survey will be the basis to propose measures to improve quality of teaching staff in district 11, Ho Chi Minh City with aim to meet requirements of the education in current period. Keywords: Situation, development, private preschool, teacher. Sử dụng các bảng với phỏng vấn thông qua trao đổi trực tiếp với đối tượng khảo sát, phân tích và xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Đối với phương pháp sử dụng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng thang đánh giá 4 bậc với quy ước như sau: 4 điểm: tốt; 3 điểm: khá; 2 điểm: trung bình; 1 điểm: chưa đạt. Điểm trung bình (ĐTB) được chia ra các mức độ: 1,01,80 điểm: chưa đạt; 1,81-2,60 điểm: trung bình; 2,613,40 điểm: khá; 3,42-4,0 điểm: tốt. 2.3. Kết quả khảo sát 2.3.1. Thực trạng công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên trường mầm non ngoài công lập (bảng 1 trang bên) Như ở kết quả khảo sát, cả giáo viên mầm non (GVMN) và cán bộ quản lí (CBQL) đều có những đánh giá khá tương đồng trong công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển ĐNGV MN của trường NCL, mức độ Khá. Điều này thể hiện sự đồng bộ trong cách thức quản lí chất lượng giảng dạy và phân công công tác của CBQL trường MN NCL quận 11. Tuy vậy, vẫn còn một số trường MN NCL gặp khó khăn khi thực hiện biên chế giáo viên (GV) phù hợp với năng lực chuyên môn; bố trí GV cân đối, đồng đều giữa các khối lớp, thực hiện quy hoạch đội ngũ kế cận. Vì thế, để phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới, cần có biện pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí GV dạy đúng và đủ các môn học, bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; khắc phục tình trạng thiếu GV, hoặc bố trí, sử dụng không đúng cơ cấu GV và không phù hợp với chuyên ngành đào tạo. 2.3.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường mầm non ngoài công lập (bảng 2) - Về việc xây dựng công tác đào tạo, bồi dưỡng: Việc xây dựng kế hoạch được đánh giá ở mức độ Khá với ĐTB chung của cả hai nhóm đối tượng lần lượt là 3,08 và 3,14. Đây là bước đi cơ bản để CBQL tìm hiểu 1. Mở đầu Phát triển giáo dục mầm non (MN) một cách vững chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho phát triển giáo dục phổ thông. Đội ngũ giáo viên (ĐNGV) MN có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân; ĐNGV MN có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3-72 tháng tuổi, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển ĐNGV cho bậc học MN là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta. Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục MN TP. Hồ Chí Minh nói chung và giáo dục MN quận 11 nói riêng đã có những nỗ lực không ngừng để phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, ĐNGV MN tại địa bàn còn chưa tương xứng, thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng, cơ cấu đội ngũ, đặc biệt là ĐNGV trường MN ngoài công lập (NCL). Vì vậy, để có cơ sở cho đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV MN nói chung và ĐNGV trường MN NCL quận 11, TP. Hồ Chí Minh nói riêng, cần tìm hiểu đánh giá lại thực trạng vấn đề này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát Khảo sát ở 9/20 trường MN NCL tại quận 11, TP. Hồ Chí Minh (Việt Mĩ, Học viện Hoa Kì, Việt Đức, Bình Thới, Táo Đỏ, Mĩ Úc, Bambi Hồng, Lữ Gia, Hoa Hướng dương). Thời gian khảo sát: từ tháng 12/2017-02/2018. Bài viết tập trung khảo sát nội dung cụ thể sau: Thực trạng phát triển ĐNGV các trường MN NCL tại quận 11, TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Phương pháp và công cụ khảo sát 6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 6-9 Bảng 1. Thực trạng công tác bố trí, sử dụng ĐNGV trường MN NCL Mức độ đánh giá TT 1 2 3 4 5 6 Nội dung Thực hiện chế độ thử việc với GV mới Phân công đúng định mức lao động, có chế độ chính sách đối với các trường hợp làm thêm giờ (chú ý sức khỏe, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm…) Biên chế GV phù hợp với năng lực chuyên môn Bố trí GV cân đối, đồng đều giữa các khối lớp Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ GV Quản lí giờ dạy trên lớp và các hoạt động giáo dục trẻ CHUNG ĐTB 3,33 CBQL ĐLC 0,49 XH 2 ĐTB 3,23 GV ĐLC 0,45 XH 3 3,17 0,72 3 3,24 0,59 2 3,08 2,92 2,83 0,67 0,67 0,72 4 5 6 3,22 3,11 3,17 0,63 0,64 0,66 4 6 5 3,42 0,79 1 3,50 0,52 1 3,13 0,68 3,25 0 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: