Danh mục

Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của bài viết nhằm đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện thành công mục tiêu cũng như khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN TS. Lâm Bá Hòa, TS. Nguyễn Thị Thu Hà TÓM TẮT Cùng với việc đối phó với thời tiết đang ngày càng có những diễn biến cực đoan và bất thường, để đạt mục tiêu gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị cho ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Mục tiêu chính của bài viết nhằm đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện thành công mục tiêu cũng như khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực này. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nông nghiệp. ABSTRACT SITUATION OF HIGH-TECH AGRICULTURE DEVELOPMENT IN THE CENTRAL – CENTRAL HIGHLANDS REGION Along with dealing with the increasingly extreme and unusual weather, in order to achieve the goal of increasing productivity, quality and value for the agricultural industry, developing hi-tech agriculture in the Central - Central Highlands region is becoming more urgent than ever. The main objective of the article is to assess the current situation of hi-tech agriculture development in the Central - Central Highlands provinces, show the achieved results and limitations in the process of developing hi-tech agriculture. From there, the study proposes recommendations to successfully accomplish the goal as well as encourage the development of high-tech agriculture in this area. Keywords: Climate Change; High-tech agriculture; Agricultural Development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng chính là quá trình chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp để hướng tới những sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu cảu thị trường. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành xu hướng chung của nhân loại, đó là quá trình sản xuất có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là quá trình phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam đã và đang đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ trở thành một trong những nước có nên nông nghiệp hàng đầu thế giới trên nền tảng của khoa học và công nghệ hiện đại để nông thôn sẽ không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị. Là khu vực có vị trí địa kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng quan trọng của cả nước, miền Trung - Tây Nguyên của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách trong quá trình phát triển hội nhập, trong đó nông nghiệp, nông thôn ở khu vực này còn một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước. Để bắt kịp và thực hiện được các mục tiêu chung của 112 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 28 tháng 01 năm 2022, đòi hỏi các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên cần phải sớm có những quyết sách mang tầm chiến lược trong vấn đề nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là một chiến lược tổng thể về phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng tương đối phức tạp của vùng này. Bài viết bước đầu đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở miền Trung - Tây Nguyên. Để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp của Cục thống kê của các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2010 - 2020. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp. 2. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Luật Khoa học và Công nghệ (2000) chỉ rõ “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dung để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Luật Công nghệ cao (2008) định nghĩa “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, than thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng “Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”. Như vậy, mục tiêu của phát triển nông nghiệp công nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: