Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị xã Bến Cát (2014-2021)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 406.52 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị xã Bến Cát (2014-2021)" phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021,trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để đưa kinh tế Bến Cát phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị xã Bến Cát (2014-2021) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ XÃ BẾN CÁT (2014 - 2021) Phạm Thị Bích1 1. Email: bichpt@bencat.sgdbinhduong.edu.vn TÓM TẮT Thị xã Bến cát là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương. Kinh tế - xã hội của Bến Cát có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Bình Dương. Quá trình phát triển của thị xã Bến Cát trong 8 năm (2014 – 2021) đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, có thể nói nền kinh tế đã có bước phát triển về quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế Bến Cát còn phát triển chậm, hiệu quả thấp, chưa khai thác hết tiềm năng, còn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững, môi trường bị ô nhiễm, quy hoạch phát triển còn chắp vá, thiếu bền vững… Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu lịch sử, đồng thời kết hợp vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử (phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic) với việc sử dụng các phương pháp khác, tác giả phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021,trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để đưa kinh tế Bến Cát phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Bến Cát, phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bến Cát ngày nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao của tỉnh Bình Dương; trở thành một trong những đầu tàu kinh tế với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong dẫn đầu của tỉnh. Kinh tế công nghiệp phát triển thúc đẩy đô thị phát triển, dịch vụ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bài viết này nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát với những thành tựu và thách thức, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển kinh tế Bến Cát trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm hai mục tiêu: thứ nhất, phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế Bến Cát trong giai đoạn tiếp theo. Từ trước đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng. Một số công trình nghiên cứu đã công bố như: Bình Dương - Thế và Lực mới trong thế kỉ XXI (Chu Viết Luân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003); Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945-2007 (Nguyễn Văn Hiệp, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007); Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008), (Huỳnh Đức Thiện, luận án tiến sĩ lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã 41 hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012); Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cát (1930 – 1975, (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010); Bến Cát 25 năm xây dựng và phát triển 1975 – 2000, (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010); và nhiều công trình khác. Các công trình nói trên đã đề cập đến góc độ lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế - xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Bến Cát. Từ nhiều nguồn tư liệu khai thác tại các phòng ban lưu trữ của Ủy ban nhân dân Thị xã Bến Cát, Ban Tuyên giáo thị xã Bến Cát, Cục thống kê tỉnh Bình Dương, sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, tác giả phân tích thực trạng kinh tế thị xã Bến Cát từ năm 2014 đến năm 2021, qua đó đề xuất một số giải pháp để đưa kinh tế Bến Cát phát triển trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế của Bến Cát Theo nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, huyện Bến Cát chia thành hai huyện, thị: huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát. Thị xã Bến Cát chính thức hoạt động ngày 01/4/2014 (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Từ khi thành lập thị xã đến nay, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. Bến Cát nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thị xã có diện tích tự nhiên 23.442,24 ha và 230.420 nhân khẩu. Cơ cấu hành chính của thị xã gồm 5 phường (Mỹ Phước, Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa), và 3 xã (An Điền, An Tây, Phú An). Bến Cát có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Bến Cát cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một 20 km và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 50 km. Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một; Phía Đông giáp các huyện Phú Giáo, Tân Uyên; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng; Tây Nam giáp sông Sài Gòn - là ranh giới hành chính với huyện Củ Chi. Vị trí chiến lược ở đây cả về kinh tế và chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội của Bến Cát đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng, đặc biệt là sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bến Cát có hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều tuyến đường huyết mạch, đường vành đai tỉnh đi qua thị xã Bến Cát như Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân, ĐT.741, ĐT.744, ĐT.748, ĐT.749 kết nối các khu công nghiệp với các huyện thị lân cận, ngoài ra còn có các tuyến đường nội ô thị xã như đường 30/4, đường Hùng Vư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị xã Bến Cát (2014-2021) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ XÃ BẾN CÁT (2014 - 2021) Phạm Thị Bích1 1. Email: bichpt@bencat.sgdbinhduong.edu.vn TÓM TẮT Thị xã Bến cát là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương. Kinh tế - xã hội của Bến Cát có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Bình Dương. Quá trình phát triển của thị xã Bến Cát trong 8 năm (2014 – 2021) đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, có thể nói nền kinh tế đã có bước phát triển về quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế Bến Cát còn phát triển chậm, hiệu quả thấp, chưa khai thác hết tiềm năng, còn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững, môi trường bị ô nhiễm, quy hoạch phát triển còn chắp vá, thiếu bền vững… Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu lịch sử, đồng thời kết hợp vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử (phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic) với việc sử dụng các phương pháp khác, tác giả phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021,trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để đưa kinh tế Bến Cát phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Bến Cát, phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bến Cát ngày nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao của tỉnh Bình Dương; trở thành một trong những đầu tàu kinh tế với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong dẫn đầu của tỉnh. Kinh tế công nghiệp phát triển thúc đẩy đô thị phát triển, dịch vụ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bài viết này nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát với những thành tựu và thách thức, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển kinh tế Bến Cát trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm hai mục tiêu: thứ nhất, phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Bến Cát. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế Bến Cát trong giai đoạn tiếp theo. Từ trước đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng. Một số công trình nghiên cứu đã công bố như: Bình Dương - Thế và Lực mới trong thế kỉ XXI (Chu Viết Luân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003); Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945-2007 (Nguyễn Văn Hiệp, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007); Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008), (Huỳnh Đức Thiện, luận án tiến sĩ lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã 41 hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012); Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cát (1930 – 1975, (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010); Bến Cát 25 năm xây dựng và phát triển 1975 – 2000, (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010); và nhiều công trình khác. Các công trình nói trên đã đề cập đến góc độ lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế - xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Bến Cát. Từ nhiều nguồn tư liệu khai thác tại các phòng ban lưu trữ của Ủy ban nhân dân Thị xã Bến Cát, Ban Tuyên giáo thị xã Bến Cát, Cục thống kê tỉnh Bình Dương, sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, tác giả phân tích thực trạng kinh tế thị xã Bến Cát từ năm 2014 đến năm 2021, qua đó đề xuất một số giải pháp để đưa kinh tế Bến Cát phát triển trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế của Bến Cát Theo nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, huyện Bến Cát chia thành hai huyện, thị: huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát. Thị xã Bến Cát chính thức hoạt động ngày 01/4/2014 (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Từ khi thành lập thị xã đến nay, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. Bến Cát nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thị xã có diện tích tự nhiên 23.442,24 ha và 230.420 nhân khẩu. Cơ cấu hành chính của thị xã gồm 5 phường (Mỹ Phước, Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa), và 3 xã (An Điền, An Tây, Phú An). Bến Cát có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Bến Cát cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một 20 km và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 50 km. Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một; Phía Đông giáp các huyện Phú Giáo, Tân Uyên; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng; Tây Nam giáp sông Sài Gòn - là ranh giới hành chính với huyện Củ Chi. Vị trí chiến lược ở đây cả về kinh tế và chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội của Bến Cát đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng, đặc biệt là sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bến Cát có hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều tuyến đường huyết mạch, đường vành đai tỉnh đi qua thị xã Bến Cát như Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân, ĐT.741, ĐT.744, ĐT.748, ĐT.749 kết nối các khu công nghiệp với các huyện thị lân cận, ngoài ra còn có các tuyến đường nội ô thị xã như đường 30/4, đường Hùng Vư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển kinh tế thị xã Bến Cát Tốc độ tăng trưởng kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chỉ tiêu kinh tế - xã hội Kinh tế công nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 307 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 254 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 250 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 208 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 203 0 0 -
10 trang 201 0 0
-
9 trang 194 0 0