Danh mục

Thuế carbon và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 649.57 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thuế carbon và khả năng áp dụng ở Việt Nam" tìm hiểu về: Một số vấn đề chung về thuế carbon; Những vấn đề chung về thuế carbon; Khả năng áp dụng thuế carbon ở Việt Nam; Khả năng áp dụng và lộ trình cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuế carbon và khả năng áp dụng ở Việt Nam THUẾ CARBON VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Hữu Đạt1, TS. Lại Văn Mạnh, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền2, 1 Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2 Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Mở đầu Trong bối cảnh Nghị định thư Kyoto đã hết hiệu lực vào năm 2012, và bối cảnhmới của thế giới đã thay đổi với việc các quốc gia trên thế giới được khuyến khíchgiảm thiểu phát thải các-bon đã cho thấy sự cần thiết tham gia vào chiến lược giảmthiểu các-bon của toàn cầu của tất các các quốc gia, đặc biệt là các nước đang pháttriển (Trần Huy Hoàn, 2019). Giảm tối thiểu 8% tổng lượng phát thải khí nhà kínhso với kịch bản phát triển thông thường (BAU) giai đoạn 2021 - 2030 và được điềuchỉnh theo các nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội, nguồn lực từ hợp tác quốc tế và các điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên (Bộ TNMT, 2019). Sử dụng công cụ kinh tế dựa vào các nguyêntắc, quy luật của kinh tế thị trường kết hợp với các công cụ khác như mệnh lệnh -hành chính, công nghệ - kỹ thuật, truyền thông nâng cao nhận thức… ngày càngđược sử dụng phổ biến nhằm tác động tới chi phí trong hoạt động của các cá nhânvà tổ chức để điều chỉnh hành vi buộc các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi chomôi trường, trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (Nguyễn Thế Chinh,2003), (Isao Endo, 2018), (Thomas Sterner (Đặng Minh Phương dịch), 2012). Trongbối cảnh tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt, việc áp dụng thuế carbon và thịtrường phát thải carbon là công cụ chính sách được sử dụng phổ biến trên thế giớiđể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Theo công bố của Ngân hàng Thếgiới (2017), đến tháng 2 năm 2017 có 24 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ áp dụng thuếcarbon (World Bank Group, 2017). Những nghiên cứu, đánh giá của các Tổ chứcquốc tế như OECD, Ngân hàng Thế giới, UNDP đã cho thấy, sử dụng thuế carboncó tác động tích cực trong giảm lượng phát thải khí CO2 đồng thời góp phần tạo ranguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mặc dù đến nay có rất nhiều công bố trong nước,quốc tế khẳng định về ý nghĩa, vai trò của việc áp dụng thuế carbon. Tuy nhiên, cũngkhông ít những tranh luận về khả năng áp dụng vào thực tiễn mỗi quốc gia đặt ravấn đề cần phải cân nhắc như Việt Nam có nên áp dụng thuế carbon hay không? Nếuáp dụng thì điều kiện cần và đủ là gì? Thách thức đặt ra khi áp thuế carbon ở ViệtNam (ngắn hạn, dài hạn)? Khi nào thì áp dụng? Thuế carbon và khả năng áp dụng ởViệt Nam. 299 1. Một số vấn đề chung về thuế carbon 1.1. Chính sách giảm phát thải Thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và việc áp dụng các công cụchính sách giảm phát thải khí nhà kính ở các quốc gia trên thế giới đang tồn tại nhữnghạn chế như: (i) thiếu các khoản ưu đãi, khuyến khích để thay đổi hành vi phát thảimà nguyên nhân chính là do chi phí cao của các lựa chọn giảm thiểu và các đơn vịphát thải không có trách nhiệm cho các ngoại ứng tiêu cực mà họ gây ra; (ii) khôngđủ thông tin và công nghệ, sự thiếu hiểu biết và các nguồn và nguyên nhân của phátthải hoặc không có các công nghệ để giảm phát thải; (iii) mặc dù thông tin tồn tại,những người ra quyết định cá nhân trong khu vực tư nhân và công cộng (người tiêudùng, nhà sản xuất, quản trị viên công cộng) không có thông tin cần thiết để đưa raquyết định sáng suốt. Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong giảm phát thải, có rấtnhiều công cụ chính sách được thiết kế như: thuế carbon, trợ cấp, mệnh lệnh và kiểmsoát; thị trường phát thải (ETS); chi tiêu công và định hướng của chính phủ; cáckhoản tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu; nhãn năng lượng, nhãn sinh thái; tín dụng xanh, tráiphiếu xanh, các chương trình của chính phủ để hỗ trợ đổi mới công nghệ tốt nhất(World Bank Group, 2017). 1.2. Cơ sở của các công cụ chính sách giảm phát thải Thất bại thị trường là cơ sở cho chính phủ can thiệp của chính phủ vào nền kinhtế. Trong lĩnh vực chính sách quản lý môi trường, thất bại thị trường là cơ sở để thiếtlập các công cụ chính sách môi trường. Bốn vấn đề dưới đây là những vấn đề cơ bảngây ra thất bại thị trường trong quản lý môi trường. Để khắc phục những thất bại thịtrường, nhà nước cần dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường (market based approach)nhằm can thiệp để chính sách đạt hiệu quả hơn, muốn vậy sử dụng công cụ thịtrường, hay còn gọi là công cụ kinh tế để điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm,người hưởng lợi và người sử dụng môi trường để điều chỉnh bằng việc luật hóa. - Quyền tài sản: việc xác định rõ quyền tài sản là cơ sở quan trọng để giải quyếtnhững xung đột và thỏa thuận để biết ai là chủ thể liên quan đến những vấn đề môitrường như ai gây ra ô nhiễm, ai bị ô nhiễm, ai ...

Tài liệu được xem nhiều: