Danh mục

Thuốc Vờ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 85.18 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể gọi là "hư dược" hay giả dược tức một vị thuốc không có hiệu lực dược lý thực sự nhưng vì ảnh hưởng tâm lý nên có thể chữa lành một số triệu chứng nào đó. Ví dụ cho một người bị nhức đầu một viên bột gạo có tý chất đắng rồi bảo là aspirin thì một số bệnh nhân uống vào thấy hết nhức đầu. Có người cho một viên aspirin thật nếu bảo là thuốc Việt Nam chế tạo thì không có hiệu quả, nếu bảo là của Pháp hay Mỹ lại hết nhức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc Vờ Thuốc Vờ Có thể gọi là hư dược hay giả dược tức một vị thuốc không có hiệulực dược lý thực sự nhưng vì ảnh hưởng tâm lý nên có thể chữa lành một sốtriệu chứng nào đó. Ví dụ cho một người bị nhức đầu một viên bột gạo có týchất đắng rồi bảo là aspirin thì một số bệnh nhân uống vào thấy hết nhứcđầu. Có người cho một viên aspirin thật nếu bảo là thuốc Việt Nam chế tạothì không có hiệu quả, nếu bảo là của Pháp hay Mỹ lại hết nhức đầu. Nhiềutác giả đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của thuốc vờ này. Trong điều trị các rối nhiễu tâm lý, các nhà nghiên cứu nhận thấy dùlà sử dụng phương pháp trị liệu nào, y học hay tâm lý đều đem lại một kếtquả khả quan. Ngay từ năm 1955, nhà khoa học Becher (Mỹ) đã báo cáo mộtthí nghiệm được tiến hành trên 1000 bệnh nhân có rối nhiễu tâm lý chỉ đượcđiều trị bằng thuốc vờ. Sau khi phân phát cho các bệnh nhân uống các viênbột đường và khẳng định đây là loại thuốc có nhiều công hiệu, Becher nhậnthấy một phần ba trong số họ cho biết họ cảm thấy tình trạng được cải thiệnrõ rệt, trong khi một số lại khẳng định thuốc làm cho tăng bệnh lên. Năm 1978, Fieldo và các cộng sự lại tìm ra những biến đổi sinh hóacủa não do yếu tố tâm lý. Hai ông giao cho một số bệnh nhân bị nhổ răngđánh giá về tình trạng của họ. Rồi đưa cho mỗi người một loại thuốc để uốngvà hỏi họ cho biết tác dụng của thuốc. Một nửa nhóm nhận thuốc roloxine, một loại thuốc chống lại tác dụnggiảm đau của endorphines (một chất được tiết ra khi bị stress) gần giốngthuốc phiện. Một nửa khác dùng thuốc vờ. Những người thuộc nhóm đầu ghinhận cảm giác đau tăng lên rất rõ vì như nói trên tác dụng của endorphinesdo stress sinh ra đã bị loại trừ. Còn những người thuộc nhóm thứ hai, được chia làm hai loại. Mộtphần ba phản ứng ngay, cho biết có giảm đau rõ rệt. Fields gọi họ là nhữngngười phản ứng với thuốc vờ. Số còn lại thấy có giảm đau nhẹ hoặc không giảm, đ ược gọi là nhữngngười không phản ứng với thuốc vờ. Sau đấy cho cả 2 nhóm uốngnaloxone, họ nhận thấy sự đau đớn tăng lên rất rõ ở những người phản ứngvới thuốc vờ hơn là những người khác. Từ đấy họ kết luận là tác dụng củathuốc vờ kéo theo sự giải tỏa endorphines nhưng chỉ ở một số người có khảnăng tiết endorphines lúc bị stress. Như vậy từ những dự án nghiên cứu trên cùng với những kinh nghiệmhàng ngày, chúng ta có thể đi đến kết luận là tác dụng của thuốc vờ chínhyếu là do lòng tin của người dùng thuốc, tức là do tác dụng ám thị của nhữngngười thầy (thầy thuốc, thầy tâm lý ...) cùng với những đặc tính sinh họcnằm trong nhân cách cũng như sinh học của người bệnh. Trong các thí nghiệm nghiên cứu về thuốc mới, điều bắt buộc phảiloại trừ yếu tố vờ, nhưng trong tay người thầy thuốc, viên aspirin không cònchỉ là viên aspirin đơn thuần. Sự tín nhiệm, tài năng, cách lý giải rõ ràng chongười bệnh ... sẽ giúp rất nhiều cho công tác chữa bệnh d ù ở trong lĩnh vựcnào. Bác Sỹ: Phạm Văn Đoàn

Tài liệu được xem nhiều: