Danh mục

THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 3Thượng hoàng đi Chiêm ThànhViệc đi Chiêm Thành này theo Trần Chí Chính trong lời đề từ cho bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ có vẻ như là một cuộc vân du của một nhà truyền giáo và đã được vua Chiêm đón tiếp trong tư cách ấy. Trần Chí Chính viết: “Có lúc ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đến tận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước Chiêm Thành biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 3 THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 3Thượng hoàng đi Chiêm ThànhViệc đi Chiêm Thành này theo Trần Chí Chính trong lời đề từ cho bức tranh TrúcLâm đại sĩ xuất sơn đồ có vẻ như là một cuộc vân du của một nh à truyền giáo vàđã được vua Chiêm đón tiếp trong tư cách ấy. Trần Chí Chính viết:“Có lúc ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đến tận ChiêmThành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước Chiêm Thành biết được điềuđó, hết sức kính trọng thỉnh mời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng,thân hành tiễn ngài về nước và đem đất hai Châu làm lễ cúng dâng cho ngài. Ấy làThần Châu, Hóa Châu nay vậy”.Tuy nhiên căn cứ trên quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành tronggiai đoạn Thượng hoàng lãnh đạo đất nước Đại Việt, thí ta có thể chắc chắn vuaChiêm lúc ấy là Chế Mân đã nghe tiếng và có cảm tình khá đậm đà đối vớiThượng hoàng. Ta đã thấy ở trên, khi cuộc chiến tranh Nguyên Chiêm xảy ra vàonăm 1283 Thượng hoàng đã gửi chi viện cho nhà nước Chiêm 2 vạn quân và 500chiến thuyền. Tất nhiên việc gửi quân này là nhằm lợi ích lâu dài của Đại Việt,nhưng trước mắt xương máu Đại Việt đã đổ ra một phần nào cho chiến thắng củaquân dân Chiêm Thành. Chính ơn nghĩa này và những hành động xây đắp nền hòabình hữu nghị Việt Chiêm khác đã tạo điều kiện cho vua Chiêm có một sự kínhmến và hâm mộ đối với nhà lãnh đạo Đại Việt.Quả vậy, sau khi mở pháp hội Vô Lượng tại chùa Phổ Minh của phủ ThiênTrường và bố thí vàng bạc tiền lụa cho những người nghèo khổ vào rằm thánggiêng năm Quý Mão (1303), ĐVSKTT 6 tờ 17b7-18b4 đã kể lại việc Đoàn NhữHài trước khi đi sứ Chiêm Thành đã đến bái yết Thượng hoàng ở chùa SùngNghiêm núi Chí Linh. Đợi suốt ngày mà vẫn không gặp được. Đến khi pháp giácủa Thượng hoàng ngự ra chơi, Nhữ Hài đã đến bái yết và thưa chuyện vớiThượng hoàng trên hai tiếng đồng hồ. Nói chuyện xong Thượng hoàng trở về khenvới các quan tả hữu “Nhữ Hài thực là người giỏi, được quan gia sai khiến là phải”.Chi tiết này cho ta thấy ngay khi không còn trực tiếp điều khiển đất nước, Thượnghoàng vẫn có một quan tâm đặc biệt đối với Chiêm Thành.Những sự việc xảy ra sau đó có liên quan đến Chiêm Thành đều xuất phát từchuyến vân du vừa kể.Tháng 3 năm Giáp Thìn (1304), ĐVSKTT 6 tờ 19b1 chép chuyện một nhà sư tutheo phương pháp du già (yoga) của Chiêm Thành đến nước ta. Nét đặc biệt của vịsư này là chỉ uống sữa bò. Rồi tháng 2 năm Ất Tỡ (1305) ĐVSKTT 6 tờ 20a3-6chép việc “Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người đem biểudâng vàng bạc, hương quý, vật lạ để xin định lễ cầu hôn. Triều thần cho là khôngđược. Riêng Văn Túc Vương Đạo Tải chủ trương việc nghị bàn, và Trần KhắcChung tán thành, nên việc bàn mới quyết”.Đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), ĐVSKTT 6 tờ 21a8b1 lại ghi việc “gả côngchúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế Mân. Nguyên trước Thượng hoàngvân du đến Chiêm Thành đã trót hứa rồi. Văn nhân trong triều ngoài nội phần lớnmượn việc vua Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô, làm lời thơ quốc ngữ đểmà chê cười”. Đến mùa xuân tháng giêng năm sau, Đinh Mùi (1307) ĐVSKTT 6tờ 22a7-b2 chép việc “đổi 2 châu Ô, Lý làm Thuận Châu và Hóa Châu, sai hànhkhiển Đoàn Nhữ Hài đến ổn định dân chúng. Trước đó chúa Chiêm Thành là ChếMân đem đất ấy làm vật dẫn cưới. Những người thôn La Thủy, Tác Hồng và ĐàBồng không chịụ. Vua sai Ngự Hài đến tuyên bố đức ý của triều đình, lựa chọnngười bọn chúng bổ cho làm quan, đồng thời cấp ruộng đất miễn tô thuế 3 năm đểvỗ về”.Năm Đinh Mùi tháng 5, Chế Mân chết. Tháng 9 con của Huyền Trân là Chế ĐaDa sai sứ thần Bảo Lộc Kê đem voi trắng dâng và chắc là để yêu cầu triều đìnhĐại Việt đi rước công chúa Huyền Trân về, vì “tục nước Chiêm Thành, hễ vuachết thì Hoàng hậu phải vào đàn thiêu chết theo”. Thế là tháng 10 sai Trần KhắcChung và Đặng Văn sang Chiêm Thành đón công chúa Huyền Trần và con là ĐaDa về nước: “Bọn Khắc Chung sang, mượn cớ làm lễ viếng, rồi nói rằng: ‘Nếucông chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương. Chi bằng hãy rabờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về sẽ vào đàn thiêu’. NgườiChiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ để cướp đi rồi đưa về. Bèn cùngCông chúa tư thông loanh quanh mãi ở đường biển, lâu ngày mới đến kinh sư”như ĐVSKTT 6 tờ 32a7-33a2 đã ghi. ĐVSKTT 6 tờ 33b3-4 nói: “Mùa thu ngày18 tháng 8 năm Giáp Thân, (1308), công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành trở về.Thượng hoàng sai trại chủ Hoá Châu đưa 300 người Chiêm đi thuyền trở về nướchọ”. Thế là gần một năm Trần Khắc Chung mới đưa được Công chúa Huyền Trânvề Đại Việt. Và chưa đầy 3 tháng trước khi Thượng hoàng mất, công việc ChiêmThành vẫn được Thượng hoàng theo dõi. Chúng ta ngày nay không biết trại chủHóa Châu lúc bấy giờ là ai và tại sao phải đưa 300 người Chiêm về nước của họ.Phải chăng họ là những người Chiêm đã đi cùng Công chúa ra biển làm lễ chiêuhồn? Dẫu sao, trước khi ...

Tài liệu được xem nhiều: