THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 4Quả vậy, sau khi chép thế rồi, Thánh đăng ngữ lục đã dành hơn 6 tờ nữa để ghi lại bài giảng của Thượng hoàng tại chùa Sùng Nghiêm: “Lúc đầu khai đường, Thượng hoàng lên tòa giảng, niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng. Thượng thủ đánh bảng.v.v. xin mời Điều Ngự. Bèn nói: ‘Đức Thích Ca Văn Phật vì một việc lớn mà xuất hiện ở đời, 49 năm, nhúc nhích đôi mép môi, mà chưa từng nói một chữ. Ta nay vì các người mà lên tòa giảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 4 THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 4Quả vậy, sau khi chép thế rồi, Thánh đăng ngữ lục đã dành hơn 6 tờ nữa để ghi lạibài giảng của Thượng hoàng tại chùa Sùng Nghiêm: “Lúc đầu khai đường,Thượng hoàng lên tòa giảng, niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng. Thượngthủ đánh bảng.v.v. xin mời Điều Ngự. Bèn nói: ‘Đức Thích Ca Văn Phật vì mộtviệc lớn mà xuất hiện ở đời, 49 năm, nhúc nhích đôi mép môi, mà chưa từng nóimột chữ. Ta nay vì các người mà lên tòa giảng này, thì nói cái gì?’ Rồi Thượnghoàng ngồi xuống giường thiền, một chốc, bèn nói:Đỗ quyên rền rỉ, trăng ngày sángĐừng để tầm thường xuân luống quaLại đánh xuống một cái: ‘Chẳng có gì cả, hãy đi ra đi, đi ra đi’”.Ở đây chúng tôi chỉ trích một đoạn để cho thấy một phần n ào quy trình và nộidung của buổi giảng đã bắt đầu như thế nào và tiến hành ra sao? Ta có thể chắcchắn, mỗi lần bắt đầu buổi giảng, mà từ chuyên môn ở đây gọi là khai đường, thìhẳn đã có giấy bố cáo để cho mọi người biết để đến nghe. Khi mọi người đã cómặt, vị giảng sư sẽ đi lên giảng tòa, làm lễ niêm hương cám ơn chư Phật chư Tổ,rồi đi đến tòa giảng. Tại đây người đứng tổ chức và điều khiển buổi giảng, màThánh đăng ngữ lục gọi là thượng thủ, sẽ đánh một hồi vào bảng gỗ báo hiệu buổigiảng bắt đầu, rồi mời vị giảng sư khai mạc buổi giảng.Đúng theo tinh thần của truyền thống thiền tông, lời khai mạc của Thượng hoàngTrần Nhân Tông tại buổi giảng cuối đông năm Giáp Thìn (1304) đã khởi đầu bằngcách nhắc tới việc đức Thế Tôn trong 49 năm thuyết pháp chưa từng nói một lời.Sau đó Thượng hoàng đã liên hệ tới buổi giảng của mình, chỉ ra rằng đức Thế Tôncòn không nói một lời như thế thì tôi đây có gì để nói ra. Xong lời khai mạc, bấygiờ Thượng hoàng mới ngồi xuống giường thiền, giáo đầu cuộc nói chuyện quaviệc dặn dò mọi người đừng để thời gian luống qua, đúng theo tinh thần mà ĐứcThế Tôn đã giáo huấn trong giờ phút lâm chung của Ngài: “Mọi vật là vô thường,hãy tinh tấn, chớ có buông lung” (Vayadhammà samkhàrà appamàdenasampàdethâti).Sau đó, buổi giảng trở thành cuộc đối thoại thiền giữa một vị thiền sư và các thiềnsinh. Đây phải nói là một nét đặc biệt của việc diễn giảng của Phật giáo Việt Namngày xưa. Những câu hỏi được thiền sinh nêu lên. Vị thầy sẽ tùy theo câu hỏi màtrả lời. Có thể nói đây là buổi giảng đầu tiên trong lịch sử đã được ghi chép lại đầyđủ, cung cấp cho ta một điển hình về sinh hoạt diễn giảng Phật giáo Việt Nam củathế kỷ thứ 13, nếu không là của các thế kỷ trước đó. Nghiên cứu điển hình nàygiúp cho ta có một nhận thức khá chính xác và cụ thể về sinh hoạt diễn giảng vừanói.Trong buổi giảng vào cuối năm Giáp Thìn nói trên, ta thấy có ít nhất ba thiền sinhđứng lên hỏi. Và sau đây là cuộc đối thoại của thiền sinh thứ nhất với Thượnghoàng:Một vị tăng hỏi: “Thế nào là Phật?”.Đáp: “Hiểu theo như trước là chẳng phải”.Lại tiến lên hỏi: “Thế nào là Pháp?”.Đáp: “Hiểu theo lối trước là chẳng phải”.Lại đứng lên hỏi: “Rốt ráo là thế nào?”.Đáp:Tám chữ mở toang trăng trối hếtChẳng còn gì nữa để trình ông.Lại đứng lên hỏi: “Thế nào là Tăng?”.Đáp: “Hiểu theo lối trước lại chẳng phải”.Lại đứng lên hỏi: “Rốt ráo là như sao?”.Đáp:Tám chữ mở toang trăng trối hếtChẳng còn gì nữa để trình ông.Lại đứng lên hỏi:“Thế nào là một việc hướng thượng?”.Đáp: “Đứng đầu gậy khêu trời trăng”.Lại đứng lên hỏi: “Dùng công án cũ để làm gì?”.Đáp: “Mỗi lần nêu ra mỗi lần mới”.Lại đứng lên hỏi:“Thế nào là giáo ngoại biệt truyền?”Đáp: “Ễnh ương nhảy không ra khỏi đấu”.Lại đứng lên hỏi:“Hiện ra rồi chìm mất là thế nào?”.Đáp: “Còn tùy dài ngắn bước cát bùn”.Tiến lên hỏi: “Thế còn nhảy không ra”.Điều Ngự bèn lên tiếng: “Tên mù kia thấy cái gì?”Bèn đứng lên nói: “Đại tôn đức lừa người để làm gì?”Điều Ngự bèn thở dài. Vị tăng ngẫm nghĩ. Điều Ngự liền đánh. Vị tăng lại định đira hỏi. Điều Ngự liền hét. Vị tăng cũng hét.Điều Ngự nói: “Lão tăng bị ông hét một tiếng, hét hai tiếng rốt ráo để làm gì? Nóimau, nói mau”.Vị tăng ngẫm nghĩ. Điều Ngự lại hét một tiếng, nói: “Con dã hồ tinh kia vừa đếnláu lỉnh, nay ở chỗ nào rồi?”.Vị tăng vái rút lui”.Chúng tôi cho dịch trọn vẹn cuộc đối thoại giữa thiền sinh thứ nhất với Thượnghoàng, để cho thấy phong cách và nội dung của buổi giảng vào cuối đông nămGiáp Thìn (1304) tại chùa Sùng Nghiêm. Nội dung bao gồm những vấn đề về Phậtpháp tăng, về việc hướng thượng, về giáo ngoại biệt truyền. Và đúng theo phongcách của thiền tông những câu trả lời có vẻ không ăn nhập g ì và chỉ có thể hiểuđược đối với người trong cuộc. Ngôn ngữ thiền có những nét đặt trưng của nó, đòihỏi người lĩnh hội phải có một trình độ, một quyết tâm tìm hiểu vấn đề như thếnào đó. Nó có cấu trúc rất khác với ngôn ngữ thường ngày, dù vẫn dùng chungmột bộ từ vựng, mà khi nói lên, ta tưởng ai cũng có thể lĩnh hội dễ dàng. Điều nàyta có thể thấy ngay khi đọc đoạn đối thoại vừa trích.Dạng đối thoại thiền này, căn ...