THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 6Từ lúc đó trở đi, Thượng hoàng đã đi khắp hang núi và thường sống ở trong nhà đá. Bảo Sát thấy thế, thưa với Thượng hoàng, “Tôn đức tuổi tác đã cao mà cứ xông pha sương tuyết, thì mạng mạch của Phật pháp sẽ thế nào?”. Thượng hoàng đã trả lời: “Thời ta đã đến, ta muốn làm kế trường vãng”. Ngày mồng 5 tháng 10, gia đồng của công chúa Thiên Thụy lên núi tâu: “Thiên Thụy đau nặng, xin gặp tôn đức để chết”. Thượng hoàng bùi ngùi nói:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 6 THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 6Từ lúc đó trở đi, Thượng hoàng đã đi khắp hang núi và thường sống ở trong nhàđá. Bảo Sát thấy thế, thưa với Thượng hoàng, “Tôn đức tuổi tác đã cao mà cứxông pha sương tuyết, thì mạng mạch của Phật pháp sẽ thế nào?”.Thượng hoàng đã trả lời: “Thời ta đã đến, ta muốn làm kế trường vãng”. Ngàymồng 5 tháng 10, gia đồng của công chúa Thiên Thụy lên núi tâu: “Thiên Thụyđau nặng, xin gặp tôn đức để chết”. Thượng hoàng bùi ngùi nói: “Thời tiết đã đếnrồi”. Rồi xách gậy xuống núi, chỉ đem theo một người hầu. Đi mười ngày mới tớiThăng Long. Đó là hôm rằm tháng mười. Sau khi dặn dò chị mình xong, bèn trởvề núi. Ngủ đêm tại chùa Báo Ân của Siêu Loại. Sáng tinh mơ hôm sau. bèn lại rađi. Đến chùa thôn hương Cổ Châu, Thượng hoàng tự đề lên vách chùa bài kệ:Số đời hơi thở lặngTình người đôi biển ngânCung ma chật hẹp lắmNước Phật khôn xiết xuânNgày 17, Thượng hoàng ngủ đêm lại ở chùa Sùng Nghiêm núi Chí Linh. Thái hậuTuyên Từ mời đến am Bình Dương đãi chay. Thượng hoàng vui vẻ nói: “Đây làbữa cơm cúng dường cuối cùng”. Rồi nhận lời. Ngày 18, Thượng hoàng lại đi bộđến chùa Tú Lâm ở núi Kỳ Đặc của vùng Yên Sinh, thì thấy nhức đầu. Bèn gọi haitỳ kheo Tử Doanh và Hoàn Trung bảo: “Ta muốn lên núi Ngọa Vân mà sức chânđi không nổi, biết làm sao bây giờ”. Hai vị tỳ kheo nói:“Hai đệ tử có thể giúp vậy”. Vừa đến núi Ngọa Vân, Thượng hoàng cám ơn hai vịtỳ kheo và bảo:“Xuống núi gắng tu hành, chớ cho sống chết là chuyện chơi”. Ngày 19, sai thị giảPháp Không lên am Tử Tiêu núi Yên Tử gọi Bảo Sát về gấp. Ngày 20, Bảo Sát rađi, đến suối Doanh, thấy một dải mây đen từ núi Ngọa Vân qua tới Lỗi Sơn, rồiphủ xuống suối Doanh. Nước lớn dâng lên mấy trượng, chốc lát lại hạ xuống, thìthấy hai đầu rồng lớn như con ngựa đang cất cao hơn một trượng, đôi mắt sángnhư sao, giây lát rồi biến mất. Đêm ấy Bảo Sát ngủ qua đêm tại Sơn điếm, lại nằmmơ thấy chuyện không lành.Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngọa Vân. Thượng hoàng thấy đến, mỉm cười nói: “Tasắp đi rồi, ngươi sao đến muộn thế. Trong Phật pháp, ngươi có điểm nào chưa rõ,mau đem ra đây”. Bảo Sát đứng lên hỏi: “Khi Mã đại sư không khỏe, viện chủ hỏi:‘Gần đây Tôn đức thế nào?’ Mã nói: ‘Ngày gặp Phật, tháng gặp Phật’, ý chỉ thếnào?”.Thượng hoàng nói lớn: “Năm đế ba vua là vật gì?”. Sát lại đứng bên hỏi:“Chỉ nhưHoa phơi phới chừ gấm phới phơiTrúc đất Nam chừ cây đất Bắcthì làm sao”.Thượng hoàng nói: “Mắt ngươi mù rồi chăng”. Sát thôi không hỏi nữa. Từ đó bốnngày trời đất tối tăm, gió lốc thổi mạnh, mưa tuyết phủ cây, khỉ vượn đi quanh amkhóc la. Chim rừng buồn bã hót.Ngày mồng một tháng 11, vào lúc nửa đêm, sao mai sáng rực, Thượng hoàng hỏi:“Lúc này mấy giờ rồi”. Bảo Sát trả lời: “Giờ Tý”. Thượng hoàng dùng tay mởcánh cửa sổ ra nhìn rồi nói: “Đây là giờ ta đi”. Bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đâu?”.Thượng hoàng nói:Tất cả pháp không sinhTất cả pháp không diệtNếu hay hiểu như vậyChư Phật thường hiện tiềnSao có chuyện đến điBảo Sát đứng lên hỏi: “Nếu không sanh không diệt thì thế nào?” Thượng hoàngbỗng nhiên lấy tay che miệng nói:“Đừng nói mớ”. Nói xong Thượng hoàng nằm theo thế sư tử, rồi lặng lẽ ra đi. Đếnđêm ngày mồng 2, Bảo Sát theo di chúc đem hỏa táng ở tại am Thượng hoàng ở.Hương thơm bay ngào ngạt, nhạc trời vang dội cả hư không. Có mây ngũ sắc phủlên giàn lửa. Đến ngày mồng 4, tôn giả Phổ Tuệ mới từ núi Yên Tử lật đật mà điđến. Đem nước thơm tưới giàn lửa. Làm lễ thu ngọc cốt, lại lượm được xá lợi ngũsắc, loại lớn hơn năm trăm viên, loại nhỏ như hạt thóc, hạt cải thì không thể kểxiết.Bấy giờ hoàng đế Anh Tông và quốc phụ thượng tể đem triều đình cùng thuyềnngự đến vái lạy từ chân núi, khóc lóc vang động đất trời. Sau đó bèn rước ngọc cốtvà xá lợi xuống thuyền ngự đưa về kinh đô Thăng Long. triều đình và dân dã buồnthương khóc lóc vang động cả đất trời, dâng tôn hiệu Đại Thánh Trần Triều TrúcLâm Đầu Đà Tịnh Huệ Giác Hoàn Điều Ngự Tổ Phật, rồi đem ngọc cốt vào trongkhám báu, phân chia xá lợi làm hai phần. Mỗi phần đều đựng trong hộp vàng bảybáu. Việc chay xong rước ngọc cốt nhập vào đức lăng, miếu hiệu là Nhân Tông.Lấy một phần xá lợi đưa vào bảo tháp đặt ở đức lăng của Long Hưng. Còn mộtphần thì gói đưa vào tháp vàng đặt ở chùa Vân Yên núi Yên Tử.Những ngày cuối cùng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông là như thế theo ThánhĐăng ngữ lục. ĐVSKTT 6 tờ 23b4-24a4 chép ngắn gọn hơn và khác đi đôi chút:“Ngày mồng 3(tháng 11) Thượng hoàng băng ở am Ngọa Vân ở núi Yên Tử. Bấygiờ Thượng hoàng xuất gia ở ngọn Tử Tiêu của núi Yên Tử, tự gọi là Trúc Lâmđại sĩ. Chị Thượng hoàng là Thiên Thụy đau nặng, bèn xuống núi đi đến thăm bảo:‘Chị nếu thời tới thì tự đi, gặp cõi âm có hỏi việc gì thì cứ trả lời: ‘Xin đợi mộtchút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ đến’. Nói xong Th ượng hoàng trở về núi, dặn dòthị giả Pháp Loa về hậu sự r ...