Danh mục

Thương mại và phân phối lần thứ 3 năm 2022 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (Tập 1): Phần 1

Số trang: 428      Loại file: pdf      Dung lượng: 15.98 MB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế "Thương mại và phân phối lần thứ 3 năm 2022" (Tập 1) phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại và phân phối; thị trường và hành vi của khách hàng trong lĩnh vực thương mại và phân phối; logistics trong thương mại và phân phối, tác động của logistics đến hoạt động thương mại và phân phối;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại và phân phối lần thứ 3 năm 2022 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (Tập 1): Phần 1 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI LẦN THỨ 3 NĂM 2022 THE 3rd INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION - CODI 2022 TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI Tháng 3 - 2022 1 2 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI LẦN THỨ 3 NĂM 2022 - CODI 2022 PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, thương mại và phân phối được xem là mắt xích quan trọng kết nối sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại và phân phối không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ mà còn hỗ trợ ngược trở lại quá trình sản xuất để tạo nên chuỗi cung ứng giá trị bền vững. Bên cạnh đó, thương mại và phân phối còn góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Như vậy, hoạt động thương mại và phân phối chính là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Giai đoạn vừa qua, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã minh chứng những tác động quan trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và đến hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt, khủng hoảng của chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra càng cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và “lúng túng” trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 để ứng phó hiệu quả trước đại dịch Covid-19. Với mong muốn tạo lập diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Đại học Quy Nhơn và Đại học Quốc gia Chung Nam – Hàn Quốc đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3. Mục đích của Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; mô tả khái quát thực trạng hoạt động thương mại và phân phối của Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp dưới sự tác động của đại dịch Covid-19; từ đó dự báo triển vọng thị trường và đề xuất chính sách, giải pháp khôi phục, thúc đẩy phát triển thương mại và phân phối cho các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Hội thảo đã nhận được gần 200 bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước. Trong số các tác giả đã gửi bài tham luận có đại diện của các cơ sở giáo dục trong nước như Trường Đại học Thương mại, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Tiền Giang, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn,…; 3 các nghiên cứu đến từ các nước như Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Trung Quốc, Thái Lan; cùng với sự tham gia của đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước. Hội thảo được tổ chức với Phiên toàn thể và các Phiên chuyên đề gồm 8 nhóm chủ đề trong tham luận như sau: Nhóm 1: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại và phân phối Các nghiên cứu trong chủ đề này tập trung phân tích thực tiễn chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chuyển đổi số trong doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương mại, logistics, nông nghiệp, du lịch,... nói riêng. Cụ thể gồm các vấn đề như: Chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; chuyển đổi kỹ thật số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp; chuyển đổi số cho các doanh nghiệp phân phối hàng hóa tỉnh Lào Cai; chuyển đổi số trong doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam; ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam; chuyển đổi số trong phân phối sản phẩm du lịch ở Việt Nam;… Thông qua việc đánh giá thực trạng, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các nghiên cứu đã đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần chuyển đổi số có hiệu quả đối với doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, trong chủ đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: